Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nhiều khả năng “lỗi hẹn”

  Thứ Hai, Ngày 9 Tháng 11, 2015, 12:46
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nhiều khả năng “lỗi hẹn”

Giá xuất khẩu giảm mạnh, nguồn cung giảm đáng kể do thời tiết bất lợi, ngoại tệ tăng giá là một trong những nguyên nhân chính khiến khả năng “về đích” của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản rẩt khó khăn.

Với đà xuất khẩu nông, lâm, thủy sản liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa đưa ra dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm nay chỉ đạt 30 tỷ USD, thấp hơn so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 32 tỷ USD và thấp hơn kết quả của năm 2014 là 30,86 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10 năm 2015 ước đạt 2,55 tỷ USD đưa giá trị xuất khẩu của ngành 10 tháng đầu năm 2015 lên 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng trị giá thủy sản xuất khẩu ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm gần 18% so với cùng kỳ.


Xuất khẩu sang các thị trường chính đều giảm mạnh (từ 6- 26%), trong đó thị trường Mỹ giảm mạnh nhất, gần 27%, EU giảm 19% và Nhật Bản giảm 15%.

Cà phê vẫn là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất trong các mặt hàng nông sản, khối lượng xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,05 triệu tấn với tổng giá trị 2,13 tỷ USD, giảm 29,6 % về khối lượng và giảm 31,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu cao su giảm 15,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Gạo cũng là ngành hàng có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị trong 10 tháng đầu năm 2015 với mức giảm 4,6% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, duy nhất có hạt điều là ngành có sự gia tăng trong xuất khẩu.

Dư thừa nguồn cung, lượng tồn kho cao ở nhiều nước, trong khi nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản  đều giảm cộng hưởng với biến động tỷ giá tiền tệ là những nguyên nhân chính nhiều ngành hàng bị cuốn trong vòng xoáy giảm giá trên thị trường thế giới suốt từ đầu năm đến nay.

Khó khăn về thị trường khiến các nhiều nước áp dụng thêm các hàng rào kỹ thuật đối với nông, lâm, sản VN. Áp lực cạnh tranh ngày một tăng cao, điển hình là cạnh tranh trong xuất khẩu giữa gạo Việt Nam với Thái Lan và Myanma đã gay gắt hơn hẳn so với khoảng thời gian 2-3 năm về trước.

Một nguyên nhân khác là do đồng USD tăng giá, hối đoái của một số ngoại tệ mạnh, đặc biệt là đồng Euro biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Dự báo, xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm sẽ chỉ tăng nhẹ so với những tháng đầu năm và vẫn thấp hơn 20 – 25% so với cùng kỳ năm 2014.

Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT xác định nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10 và cả quý IV-2015 của Bộ là tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo thị trường nông nghiệp; phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, thị trường nông, lâm, thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng trọng yếu.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại sang nhiều thị trường tiềm năng nhằm khảo sát, tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc trong xuất khẩu và mở cửa thị trường; rà soát quá trình sản xuất, chế biến theo từng chuỗi, từng sản phẩm và đề xuất các chính sách phù hợp để nâng cao giá trị sản phẩm...

Hương Giang/VCCINEWS.VN

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng