Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Samsung: Mô hình mới của các tập đoàn châu Á?

  Thứ Bảy, Ngày 1 Tháng 10, 2011, 1:5
Samsung: Mô hình mới của các tập đoàn châu Á? Samsung: Mô hình mới của các tập đoàn châu Á?

Samsung đã tạo nên kỳ tích vượt bậc trong thời gian gần đây. Nhưng mô hình tư bản của tập đoàn này không hẳn dễ sao chép.

Người sáng lập chaebol (siêu tập đoàn) Samsung có rất nhiều tham vọng khi chọn cái tên Samsung với ý nghĩa “Ba ngôi sao”, ngụ ý một doanh nghiệp (DN) lớn và vĩnh cửu. Samsung khởi đầu như một DN mỳ nhỏ vào năm 1938.

Kể từ đó, DN đã phát triển thành một mạng lưới 83 công ty chiếm tới 13% xuất khẩu của Hàn Quốc. Công ty chủ lực của Samsung là Samsung Electronics, hiện nay đang dẫn đầu thế giới tính theo doanh số bán hàng trong thị trường công nghệ.

Samsung sản xuất ra nhiều ti vi nhiều hơn bất kỳ một công ty nào khác và có thể sẽ nhanh chóng thay thế Nokia trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất.

Samsung không đi theo mô hình tập đoàn của phương Tây, và phát triển thành hàng chục các ngành công nghiệp không liên quan tới nhau từ các vi mạch đến bảo hiểm. Samsung hoạt động theo chế độ gia đình trị và phân cấp, đánh giá thị trường cao hơn lợi nhuận và có cơ cấu sở hữu không rõ ràng và khó hiểu.

Tuy nhiên, Samsung vẫn đang thành công vượt bậc nhờ sáng tạo một cách phi thường. Hiện nay, chỉ có IBM sở hữu nhiều bằng sáng chế tại Mỹ hơn Samsung.

Các nhà quản lý của Samsung quan tâm nhiều đến tăng trưởng dài hạn hơn là lợi nhuận trước mắt. Hiện nay, Samsung là nhãn hiệu lớn trong thị trường chip DRAM, màn hình tinh thể lỏng và điện thoại di động.

Trong thập kỷ tiếp theo, dự kiến Samsung sẽ có khoản đầu tư khổng lồ 20 tỷ USD vào 5 lĩnh vực tương đối mới: tấm năng lượng Mặt trời, đèn LED tiết kiệm năng lượng, thiết bị y tế, thuốc công nghệ sinh học và pin cho ô tô chạy điện.

Ba ngành công nghiệp khác hẳn hai ngành còn lại nhưng giới quản trị của Samsung nhận ra hai điều quan trọng chung: Đây là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhanh chóng nhờ những quy định mới về môi trường (năng lượng Mặt trời, đèn LED và ô tô điện) hoặc bùng nổ nhu cầu tại các thị trường mới nổi (thuốc và thiết bị y tế). Và chúng hưởng lợi từ nguồn vốn dồi dào cho phép sản xuất quy mô lớn và do vậy hạ giá thành sản phẩm.

Tới năm 2020, Samsung dự đoán sẽ có doanh thu 50 tỷ USD trong những lĩnh vực mới này và riêng Samsung Electronics sẽ có tổng doanh thu toàn cầu lên tới 400 tỷ USD.

Rất dễ hiểu khi Trung Quốc cũng muốn theo đuổi xây dựng những mô hình DN chaebol như Samsung. Cũng giống như Seoul, Bắc Kinh cũng bơm tiền vào các ngành công nghiệp được cho là chiến lược và chính phủ có mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn quốc gia như Huawei và Haier.

Một số nhà hoạch định của Bắc Kinh có thể thích nghĩ rằng sự can thiệp của Nhà nước là con đường ngắn để xây dựng các siêu tập đoàn khổng lồ.

Tuy nhiên, quan điểm này có thể dẫn tới những ảo tưởng sai lầm. Hệ thống chaebol mang lại ít lợi ích cho Hàn Quốc hơn nhiều người tưởng.

Tín dụng rẻ biệt đãi đã hình thành lên các chaebol như Samsung Electronics và Huyndai Motors nhưng nó cũng mang lại những đổ vỡ khổng lồ. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, một nửa trong số 30 chaebol hàng đầu đã phá sản.

Những người bảo vệ mô hình chaebol cho rằng cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy cải cách, kiềm chế xu hướng vay mượn và mở rộng quá mức của các chaebol. Samsung Electrics hiện đang tự tạo ra tài chính từ các thị trường nước ngoài để tự cấp tài chính cho các kế hoạch mở rộng.

Nhưng một cựu lãnh đạo của Samsung Electronics đã cảnh báo rằng Hàn Quốc có quá nhiều trứng trong quá ít giỏ. Và bất chấp một thập kỷ cải cách chính trị, mối quan hệ chặt chẽ các chaebol và Nhà nước vẫn còn quá nồng ấm.

Tổng thống Lee Myung-bak (từng lãnh đạo công ty của Hyundai) đã ân xá cho hàng chục ông chủ chaebol bị kết án tội phạm DN.

Samsung rõ ràng là một công ty đáng ngưỡng mộ với đầy những thành công cá nhân mà các nhà quản lý trên thế giới nên học hỏi.

Nhưng chắc chắn không phải lúc nào công ty cũng làm mọi điều đúng đắn và thành công chung của nó không dễ gì để nhân rộng. Thực tế, Samsung thành công dựa nhiều vào cái bóng của người Lee Byung-Chull theo mô hình gia đình trị chặt chẽ.

Sự kiểm soát của gia đình được đảm bảo bởi một mạng lưới nắm giữ cổ phần chéo phức tạp. Điều này vẫn sẽ tốt đẹp chừng nào ông chủ là người tài giỏi như Lee và con trai ông, Lee Kun-Hee, chủ tịch hiện tại.

Nhưng nếu cháu trai của dòng họ Lee, người đang chuẩn bị được bổ nhiệm vào vị trí định đoạt tương lai của Samsung, không thành công trong việc tiếp quản, các cổ đông sẽ khó “truất ngôi” anh ta hơn so với những cổ đông của GE, Sony và Nokia.

 

Nguồn doanhnhansaigon.vn

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng