Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Thương hiệu Việt Nam bị bảo hộ ở nước ngoài:Cà phê Buôn Ma Thuột không phải là cá biệt

  Thứ Bảy, Ngày 24 Tháng 9, 2011, 0:6
Thương hiệu Việt Nam bị bảo hộ ở nước ngoài:Cà phê Buôn Ma Thuột không phải là cá biệt Thương hiệu Việt Nam bị bảo hộ ở nước ngoài:Cà phê Buôn Ma Thuột không phải là cá biệt

Trước khi cà phê Buôn Ma Thuột bị bảo hộ tại thị trường Trung Quốc, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã phải "đi đòi" lại thương hiệu của mình. Có thể kể ra các tên tuổi Vinataba, Sabeco hay Duy Lợi.

Đắk Lắk đề nghị giúp đòi lại nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

 

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có công văn gửi Bộ Ngoại giao, nhiều bộ ngành liên quan và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), đề nghị giúp đỡ để hủy bỏ văn bằng chứng nhận bảo hộ 2 nhãn hiệu "BUON MA THUOT & 3 chữ Trung Quốc" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & hình", đã bị một công ty tại Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ trên lãnh thổ nước này - như Dân trí đã thông tin. Theo lãnh đạo tỉnh này, nếu phương án trên không thành mới xem xét việc khởi kiện để đòi lại.
 

Đây là động thái đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk sau khi sự việc được một công ty luật phát hiện. Trước đó, giới luật cho rằng chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý phía Việt Nam có cơ sở yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ bảo hộ độc quyền này ở Trung Quốc. Giới này cũng cảnh báo nguy cơ lâu dài cho cà phê Buôn Ma Thuột, nếu nhãn hiệu này bị các tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ tại các thị trường cà phê lớn.

Một vụ tranh chấp thương hiệu khá đình đám xảy ra năm 2001, và "nạn nhân" là Vinataba. Trên lãnh thổ Việt Nam, Vinataba đã đăng ký độc quyền và được cấp Văn bằng đối với nhãn hiệu VINATABA vào ngày 19/05/1990, hiện vẫn còn hiệu lực đến năm 2020. Kể từ đó đến nay, Vinataba vẫn luôn chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu của mình với lượng lớn các đơn đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam.

 

Năm 2001, thương hiệu Vinataba bị một công ty của Indonesia đăng ký tại nhiều nước Châu Á như Thái Lan, Malaysia và được chấp nhận độc quyền thương hiệu này tại một số nước.

 

Nếu không giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu, Vinataba sẽ không thể xuất khẩu hàng hóa chủ đạo của mình là thuốc lá sang các thị trường lớn và thị trường kế cận như Lào, Campuchia. Không chỉ thế, danh tiếng của sản phẩm mang thương hiệu Vinataba đích thực sẽ bị ảnh hưởng mạnh vì với việc ở một số nước khác, việc sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu Vinataba được trở nên công khai và hợp pháp, sẽ dẫn đến nguy cơ chính những sản phẩm đó được nhập lậu vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp tại thị trường gốc của công ty Vinataba Việt Nam.

 

Tuy nhiên, cũng chính vì nguy cơ cao về mất thị trường, rủi ro danh tiếng bị ảnh hưởng, Vinataba Việt Nam đã quyết tâm giành lại nhãn hiệu này và về cơ bản việc này đã có những thành công nhất định. Tại thời điểm đó, Vinataba Việt Nam cũng có những cơ sở pháp lý nhất định cùng với cơ sở thực tế là sự phát triển và có tiếng của sản phẩm của công ty này tại các thị trường lân cận. Nhờ đó Vinataba VN đã thu lại được một số thị trường quan trọng.

 

Sau đó chỉ 1 năm, đến lượt Võng xếp Duy Lợi phải lao vào cuộc chiến pháp lý để đòi hủy bỏ văn bằng độc quyền sáng chế loại võng có kiểu dáng giống như võng xếp của Duy Lợi tại Mỹ.

 

Năm 2000, Duy Lợi, đơn vị thiết kế loại võng xếp này, đã đăng ký bảo hộ độc quyền đối với kiểu dáng võng xếp vào năm 2000 và được cấp Bằng độc quyền năm 2003. Nhờ đó, Doanh nghiệp này được độc quyền sử dụng kiểu dáng võng xếp độc đáo và dễ dàng ngăn chặn các hành vi sao chép kiểu dáng này tại thị trường Việt Nam.

 

Tuy nhiên Bằng độc quyền vốn chỉ có phạm vi bảo hộ trong lãnh thổ Việt Nam. Chính vì thế, Doanh nghiệp Duy Lợi đã gặp trở ngại vô cùng lớn khi một cá nhân người Đài Loan tên là Chung Sen Wu đã nộp đơn đăng ký và được cấp độc quyền sáng chế đối với loại võng có kiểu dáng giống với loại võng xếp của Doanh nghiệp này tại Mỹ năm 2002.

 

Cụ thể, Duy Lợi không thể nào xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường vì sẽ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ông Chung Sen Wu. Duy Lợi đã không chịu chấp nhận thực tế  và vào tháng 5/2004 doanh nghiệp này đã chủ động yêu cầu Cục Nhãn hiệu và sáng chế Hoa Kỳ hủy bỏ Bằng độc quyền của ông Chung Sen Wu.

 

Cơ sở của hy vọng hủy được đó là sáng chế của ông này đã bị mất tính mới khi mà trước đó hai năm, tức năm 2000, Duy Lợi đã đăng ký bảo hộ độc quyền đối với Kiểu dáng võng xếp mà ông Chung Sen Wu yêu cầu được độc quyền dưới dạng sáng chế. Việc xem xét khả năng sao chép giữa một bên là sáng chế và một bên là kiểu dáng công nghiệp khá phức tạp và tỉ mỉ, tuy nhiên, cuối cùng vào tháng 12/2004, Cục Nhãn hiệu và sáng chế Hoa Kỳ đã ra quyết định hủy bỏ Bằng độc quyền sáng chế của ông Chung Sen Wu.

 

Mới đây nhất, cuối năm 2010, thương hiệu Sabeco của Tổng Công ty CP Bia rượu - NGK Sài Gòn cũng bị một đối tác ở Singapore "mượn" tên chứa chữ Sabeco và sử dụng con dấu có hình rồng và chữ Sabeco rất giống với thương hiệu quen thuộc của TCT này.

 

Trước đó, năm 2007 Sabeco đã đăng ký 3 đơn bảo hộ nhãn hiệu đối với phần chữ SABECO và chữ SABECO kết hợp hình rồng. Cả 3 đơn đều đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và cho phép TCT này độc quyền thương hiệu trên trong một thời gian còn khá dài.

 

Do cả hai công ty đều có ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến mặt hàng bia, sẽ dễ dàng gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến họ lầm tưởng rằng mặt hàng của TCT phía Việt Nam là sản phẩm của công ty ở Singapore. Đây là điều hết sức nguy hại do thương hiệu Sabeco và hàng hóa của TCT này, nhưng dường như đến lúc này việc tranh chấp vẫn chưa đến hồi kết.

 

Nhiều rủi ro nếu không đăng ký bảo hộ tại nước ngoài

 

Nói về điều này, ông Nguyễn văn Phi - Giám đốc Công ty tư vấn SPVN cho biết: "Nếu không tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro bị một bên thứ 3 đăng ký chiếm chỗ. Việc đăng ký chiễm chỗ này có thể nhằm mục đích kiếm lợi từ việc yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu phải mua lại nhãn hiệu của mình với giá cao; ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam; sử dụng uy tín có được từ nhãn hiệu đối với bộ phận người tiêu dùng biết đến danh tiếng của nhãn hiệu đó; bôi xấu nhãn hiệu nhằm làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp thực tế sử dụng nhãn hiệu đó.

 

Thông thường, các bên đăng ký chiếm chỗ thường là doanh nghiệp của Việt Kiều hoặc người Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp nước sở tại đã hoặc đang là đối tác của chính các doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước sở tại trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

 

Doanh nghiệp Việt Nam thường chưa nhận thức rõ những rủi ro nêu trên và những hậu quả do việc không đăng ký gây ra. Chỉ đến khi họ bị mất nhãn hiệu tại nước ngoài, họ mới tiến hành các biện pháp pháp lý để giành lại nhãn hiệu của mình. Trong những trường hợp đó, không những chỉ mất nhiều thời gian và tiền bạc mà đôi khi các doanh nghiệp còn không thể lấy lại được nhãn hiệu của mình ở nước ngoài.

 

 

Hồng Kỹ-Dantri

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng