Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Công ty CP Nước – Môi trường Bình Dương: Kinh doanh gắn với sứ mệnh bảo vệ môi trường

  Thứ Tư, Ngày 16 Tháng 9, 2020, 8:41
Công ty CP Nước – Môi trường Bình Dương: Kinh doanh gắn với sứ mệnh bảo vệ môi trường

Công ty CP Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) là một trong những công ty dẫn đầu về ngành sản xuất – kinh doanh nước sạch, xử lý chất thải, nước thải. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều giải pháp, công nghệ ưu việt qua đó góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, xây dựng môi trường ngày một bền vững hơn.

Từ trọng trách cấp nước sạch

Năm 1997, sau khi chia tách tỉnh, tỉnh Bình Dương được Chính phủ chọn triển khai thí điểm khu công nghiệp (KCN) đầu tiên liên doanh giữa 2 nước Việt Nam và Singapore. Vào thời điểm đó kinh tế - xã hội Bình Dương nói chung còn rất nhiều khó khăn, hạ tầng cấp nước còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt vốn đã rất khó lại thêm dự án KCN, kéo theo hàng ngàn hộ dân xung quanh là một thách thức rất lớn.

Trước hoàn cảnh đó, ông Nguyễn Văn Thiền đã mạnh dạn đề xuất với UBND tỉnh Bình Dương chuyển đổi mô Công ty Cấp nước Bình Dương từ mô hình doanh nghiệp nhà nước hạch toán công ích sang tự chủ tài chính với nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho khu vực đô thị Thủ Dầu Một, KCN Việt Nam - Singapore. Chuyển hẳn từ cơ chế “xin - cho” sang “mua - bán” theo chủ trương đổi mới của Đảng.

Mô hình này mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhưng cũng là thách thức bởi hoàn cảnh Công ty lúc đó rất khó khăn, vốn eo hẹp. Để cung cấp nước theo yêu cầu của khách hàng, Công ty phải đầu tư cả hệ thống- từ nhà máy đến đường ống dẫn nước mới - để đưa nước đến KCN với độ dài 20km ở ngoại thị và 5km ở nội thị. Công trình này đòi hỏi số vốn rất lớn ngoài khả năng hỗ trợ của ngân sách tỉnh, Công ty phải vay quỹ đầu tư phát triển của ngành tài chính nhưng cũng không đủ và phải vay thêm ngân hàng thương mại. Mới khởi đầu thì đã vay nợ, khó thu xếp vốn đầu tư phát triển tiếp, trong khi lúc này Bình Dương đang “trải chiếu hoa” kêu gọi đầu tư. Nhà đầu tư đến nhiều, nhiều KCN ra đời như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Việt Hương. Vì thế ông Nguyễn Văn Thiền phải ra Hà Nội để được học tập, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ quốc tế. Cuối cùng, nhờ sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ cùng các bộ, ban ngành Trung ương và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh Bình Dương trong việc tìm kiếm nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển hạ tầng cho địa phương, bước đầu Công ty đã tiếp cận được với nguồn vốn từ quỹ OECF (viện trợ phát triển không hoàn lại) của Chính phủ Nhật Bản trên 300.000 USD để cải tạo 10km đường ống đầu tiên và nguồn vốn DANIDA của Đan Mạch để đầu tư nhà máy nước khu vực Dĩ An, Thuận An với công suất 15.000m3/ ngày đêm, vốn đầu tư 3,6 triệu USD.

Việc triển khai thực hiện công trình rất gian nan, vất vả, do nguồn vốn được cấp eo hẹp trong khi yêu cầu nguồn vốn đầu tư quá lớn, công việc khẩn trương, Công ty đã chọn hình thức đầu tư “cuốn chiếu” để khắc phục dần các hạn chế. Từ mối quan hệ hợp tác quốc tế này mà cán bộ, công nhân viên Công ty có điều kiện tiếp cận công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý vận hành, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến năm 2001, Công ty cơ bản thay xong hệ thống đường ống cấp nước cũ, nhà máy nước Dĩ An ra đời với ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý vận hành và Công ty tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn để phát triển thêm dự án mới, đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp của tỉnh. Đến nay, tổng công suất cấp nước của Công ty là 600.000m3/ngày đêm. Những vùng ven Bình Dương thiếu nước sạch Công ty cũng sẵn sàng phục vụ như Chơn Thành (Bình Phước), Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh).

Với mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành tỉnh thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, bảo vệ nguồn nước mặt hai con sông lớn là Sài Gòn và Đồng Nai, lãnh đạo tỉnh Bình Dương sớm trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án thu gom xử lý nước thải sinh hoạt Nam Bình Dương và được Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 370/CP.CN ngày 09/04/2002. Dự án do BIWASE làm chủ đầu tư đã mang lại hiệu quả cao. Theo đó, hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Thủ Dầu Một đã đi vào hoạt động với công suất 17.000m3/ngày đêm và sau đó lần lượt các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thuộc dự án trên cũng đang được triển khai tại các thị xã Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên với tổng công suất đạt 70.000m3/ngày đêm và cùng với hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tách biệt với hệ thống thu gom nước mưa, các hộ dân xả thải trực tiếp vào hệ thống thu gom mà không cần sử dụng bể phốt, rất văn minh, tiện lợi, chất lượng xử lý nước thải đạt loại A cùng với công nghệ xử lý, vận hành tiên tiến, tạo được lòng tin ở các nhà tài trợ.

Chúng ta đừng vì chuyện lỗ lãi đơn thuần trong kinh doanh xử lý chất thải mà chậm trễ trong vấn đề bảo vệ môi trường sống. Bởi chỉ cần chậm trễ một thời gian ngắn, hậu quả về môi trường là rất lớn và dai dẳng về sau. Chúng ta hãy bắt tay ngay vào việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường!

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Biwase

Đến nay, với vai trò là đơn vị chủ lực của tỉnh Bình Dương hoạt động trong lĩnh vực cấp nước và môi trường, BIWASE đã phát huy nội lực, với sự ủng hộ của tỉnh Công ty đã đầu tư hệ thống cấp nước sạch phủ rộng khắp, từ các vùng công nghiệp và đô thị phát triển như thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát cho đến các huyện xa hơn như: Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng và các khu công nghiệp như: VSIP, Việt Hương, Sóng Thần, Đồng An, Mỹ Phước, Bàu Bàng, Tân Uyên, Đất Cuốc, An Tây và cả ở những vùng nông thôn xa xôi như xã Tân Định (huyện Bắc Tân Uyên), xã Trừ Văn Thố, xã Long Nguyên (thị xã Bến Cát), xã Hưng Hòa, xã Tân Hưng (huyện Bàu Bàng)... với khoảng 250.000 khách hàng, trong đó có gần 7.000 khách hàng là doanh nghiệp. Ông Thiền với vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty chia sẻ, có thời điểm ông khá lo lắng, đó là làm sao vừa bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân vừa đảm bảo môi trường bền vững cho tỉnh. “ Có những xã, ấp nằm xa trung tâm ở huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên… khi cấp nước đến đó, Công ty không có lợi nhuận, nhưng vì cuộc sống của bà con nông thôn đã vất vả rồi, nhất là trong kháng chiến, bây giờ không nên tính thiệt hơn quá, tôi và anh em cộng sự ngồi bàn với nhau tìm giải pháp cấp nước sạch cho người dân sinh hoạt, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh”, ông Thiền nói.

Đến sứ mệnh bảo vệ môi trường

Cùng với nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, để bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, BIWASE còn được giao nhiệm vụ thoát nước đô thị, xử lý môi trường. Dự án Khu xử lý rác thải Nam Bình Dương được thực hiện qua hai giai đoạn với vốn đầu tư 30,5 triệu USD, gồm vốn vay ODA và vốn đối ứng của tỉnh; riêng giai đoạn hai có tổng mức đầu tư hơn 180 tỷ đồng, trong đó vốn ODA từ Phần Lan gần 131 tỷ đồng. Tháng 1/2018, giai đoạn 2 của dự án được khánh thành và đưa vào hoạt động, với các hạng mục công nghệ tái chế, xử lý rác thải khá hiện đại, bao gồm: Nhà máy tái chế rác sinh hoạt làm phân compost với công suất 420 tấn/ngày, lò đốt rác công nghiệp và công nghiệp nguy hại công suất 100 tấn/ngày, công suất phát điện 3.000kWh, lò đốt rác y tế công suất 3 tấn/ngày, hệ thống xử lý nước rỉ rác công suất 1.000 m3 và xử lý nước thải công nghiệp 250 m3/ngày. Gần đây nhất là tháng 04/2020, Công ty đã đưa vào vận hành nhà máy tái chế rác sinh hoạt thành phân hữu cơ (Nhà máy phân bón Con Voi Bình Dương) có công suất 840 tấn/ngày. Tính đến nay, Công ty có công suất xử lý tái chế rác sinh hoạt ra phân hữu cơ là 1.680 tấn/ngày. Với quy mô tiếp nhận tại Khu liên hợp xử lý rác do BIWASE đầu tư hiện nay, có thể tiếp nhận và xử lý toàn bộ rác trên địa bàn ở Bình Dương, từ đô thị đến nông thôn và bảo đảm xử lý toàn bộ rác công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trong những năm qua, BIWASE không chỉ phát triển kinh doanh, phát triển doanh nghiệp xứng tầm với kỳ vọng của lãnh đạo địa phương mà còn liên tục có nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa như giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt cả 3 miền Bắc-Trung-Nam và luôn quan tâm đến trẻ em có bệnh hiểm nghèo, tặng tiền, bò giống cho gia đình nạn nhân chất độc màu da cam… Ngoài ra, với năng lực hiện có, BIWASE sẵn sàng hợp tác phát triển, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải và đào tạo, huấn luyện lực lượng CBCN kỹ thuật vận hành hiệu quả công nghệ, thiết bị mới về môi trường cho các địa phương trong cả nước.

Nguồn: Vietnam Business Forum

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng