Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Những mặt hàng xuất khẩu hưởng lợi từ EVFTA

  Thứ Hai, Ngày 31 Tháng 5, 2021, 11:14
Những mặt hàng xuất khẩu hưởng lợi từ EVFTA

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhóm hàng nông sản, dệt may, dịch vụ được hưởng nhiều lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)

Số liệu từ Cục Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho thấy, Hiệp định EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch sẽ tăng trung bình 5,21-8,17% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 17,98-21,95% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).

Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của Việt Nam để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam.

Theo báo cáo “Tác động của EVFTA đối với các ngành và doanh nghiệp niêm yết” của CTCP Chứng khoán SSI (SSI), các sản phậm gạo, rau củ quả, hoá chất, điều, cà phê, thuỷ sản và dệt may được đánh giá là ngành sẽ hưởng lợi theo hướng rất tích cực ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực. Ngành gỗ có ít tác động, còn ngành sữa sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo mức độ nhẹ.

Nhóm hàng nông sản

Bộ Công Thương dự báo, nhóm hàng nông sản: gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%).

Hiệp định EVFTA sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khó khăn cả ngắn và dài hạn (chủ động được nguồn nguyên liệu, con giống, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, giải quyết vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản) và hàng rào phi thuế quan khá cao từ EU là những thách thức rất lớn. Dự kiến xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ tăng với tốc độ trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2020-2030, trong khi nhập khẩu từ EU có thể tăng cao hơn (trong khoảng 2,8%-5%).

Việc EVFTA giảm thuế nhập khẩu sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gạo tại Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất gạo khép kín, cải thiện chất lượng và củng cố thương hiệu trên toàn cầu. Trước EVFTA, thuế nhập khẩu đối với gạo Việt Nam từ 5-45%. Khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế này được giảm về 0%. Ngoài ra, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ đối với gạo tấm sau 5 năm và các sản phẩm từ gạo sau 3-5 năm.

Đối với mặt hàng rau quả, trước khi EVFTA có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất sang Châu Âu đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP, nhưng vẫn ở mức cao, từ 0- 20%. Từ khi EVFTA có hiệu lực, khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được cắt giảm về 0%. Đối với rau quả, EVFTA không hạn chế về kim ngạch và hạn ngạch, miễn là đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, trong đó có Global GAP và các điều kiện nguồn gốc xuất xứ.

Nhóm ngành chế biến, chế tạo

Bộ Công Thương dự báo, nhóm ngành chế biến chế tạo tăng như dệt sẽ tăng trưởng 67%, may mặc tăng 81%, da giày 99% so với trước khi có EVFTA

Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung Hiệp định EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030. ​Hiệp định khi có hiệu lực sẽ góp phần làm gia tăng đáng kể xuất khẩu giày da vào EU. Tốc độ tăng xuất khẩu vào EU dự báo sẽ gấp đôi vào 2025, và tổng xuất khẩu giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành tăng ở mức 31,8%.

Trước EVFTA, xuất khẩu dệt may và da giày của Việt Nam sang EU đang được hưởng ưu đãi theo chế độ GSP tiêu chuẩn, trong đó thuế nhập khẩu hàng may mặc của EU đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam là 9,6% đối với hàng may mặc và 11,9% với da giày. Sau khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng dệt may sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 5 năm (chiếm 77,3% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính) hoặc 7 năm (22,7% còn lại). Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng da giày sẽ được giảm thuế ngay lập tức về 0%.

Đối với ngành điện tử, máy vi tính, theo biểu thuế hiện hành của EU, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy tính điện tử (máy vi tính), sản phẩm điện tử (hàng tiêu dùng cuối cùng) hầu hết có thuế suất bằng 0%, hoặc thuế suất dưới 10% nên khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động không đáng kể tới xuất khẩu từ Việt Nam. Tuy vậy, Hiệp định EVFTA cũng là động lực để thu hút FDI từ EU và các nước khác vào Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển và chiến lược thu hút FDI của Việt Nam tập trung vào phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.

Về ngành máy móc, phụ tùng, Việt Nam là nước nhập khẩu lớn đối với mặt hàng máy móc thiết bị, trong khi đó EU là nước có thế mạnh về mặt hàng máy móc thiết bị và là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư của Việt Nam đối với mặt hàng này. Do vậy, việc Việt Nam dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy móc thiết bị từ EU sẽ thúc đẩy tăng nhập khẩu từ thị trường này. Do máy móc thiết bị của EU có công nghệ cao hơn một số thị trường truyền thống khác nên điều này có thể tạo cơ hội để Việt Nam cải thiện công nghệ sản xuất trong nước.

Cam kết của Hiệp định EVFTA về thuế quan đối với dược phẩm có thể không tạo ra thay đổi gì lớn trong tương lai gần đối với việc xuất, nhập khẩu dược phẩm giữa Việt Nam và EU. Tuy nhiên, các cam kết liên quan tới dược phẩm ở các khía cạnh khác sẽ có tác động đáng kể tới thị trường và doanh nghiệp dược Việt Nam theo hướng: Dược phẩm từ EU sẽ vào Việt Nam thuận lợi, dễ dàng và trực tiếp hơn; Mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm sẽ được tăng cường, khiến một số loại dược phẩm có thể chậm được giảm giá hơn; Cạnh tranh gay gắt hơn trong các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện Việt Nam (trong nhóm đã cam kết mở cửa cho nhà thầu EU).

Nhóm hàng dịch vụ

Ước tính của Bộ Công Thương cho thấy ngành vận tải thủy có dư địa tăng trưởng 100%, vận tải hàng không 141%, tài chính và bảo hiểm 21%, các dịch vụ phục vụ kinh doanh khác 80% (không tính các yếu tố ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19).

Đối với ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, EVFTA mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy tự do hóa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm của Việt Nam. Tác động của mở cửa dịch vụ với nhóm ngành này là tích cực trên các góc độ cầu về dịch vụ, cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp từ EU. Đến năm 2025, xuất khẩu dịch vụ tài chính, bảo hiểm của Việt Nam sẽ tăng khoảng 21%, nhập khẩu sẽ tăng 9,65%. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh là rất lớn, đồng thời, áp lực ổn định vĩ mô cũng lớn hơn do mở cửa dịch vụ này làm cho Việt Nam dễ nhạy cảm hơn với các cú sốc từ bên ngoài.

Hiệp định EVFTA có thể ảnh hưởng đến triển vọng phát triển ngành logistics ở 2 góc độ: cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và EU trong lĩnh vực vận tải và phục vụ vận tải; cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến dung lượng thị trường dịch vụ logistics trên các góc độ quy mô, chất lượng dịch vụ, nhu cầu mở rộng công suất, thực hiện dịch vụ.

Hương Ly (Vietnam Business Forum)

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng