Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Làm thế nào để củng cố hệ thống tài chính toàn cầu

  Thứ Năm, Ngày 9 Tháng 11, 2017, 11:49
Làm thế nào để củng cố hệ thống tài chính toàn cầu Tiến sĩ Mark Konyn - Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư của Tập đoàn AIA.

Theo tiến sĩ Mark Konyn, có thể củng cố hệ thống tài chính toàn cầu khi tập trung đầu tư dài hạn, và bảo hiểm đóng vai trò quan trọng.

Tiến sĩ Mark Konyn là Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư của Tập đoàn AIA, công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu châu Á. Ông bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình tại London và có 28 năm kinh nghiệm làm việc tại châu Á.

Tháng 2/1999, câu chuyện trang nhất của Tạp chí Time tuyên bố sự kết thúc chính thức của khủng hoảng tài chính châu Á bằng cách ca ngợi “Ủy ban giải cứu thế giới” bao gồm Alan Greenspan, Bob Rubin và Larry Summers.

Để đưa thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng, theo cách lý giải của Tạp chí Time là sự giảm giá các đồng tiền châu Á kèm với việc tăng cường dự trữ ngoại hối tại các quốc gia này. Giữa các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và 2008, Trung Quốc đã thêm 2.000 tỷ USD vào quỹ dự trữ ngoại hối của mình, trong khi dự trữ ngoại hối của các quốc gia thuộc khối ASEAN tăng 350 tỷ USD. Các nền kinh tế châu Á đã kiên trì theo đuổi tăng cường dự trữ ngoại hối và tự phục hồi khá nhanh kể từ đó.

Một thập niên sau đó, nhà kinh tế học Ben Bernanke - Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế Mỹ được xem là vị cứu tinh khác sau cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2008. Trước khi khủng hoảng tín dụng này biến thể thành khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bernanke đã nhận định "sự thừa thãi tiết kiệm ở châu Á" là nguyên nhân của sự kìm hãm có tính nhân tạo đối với lãi suất toàn cầu.

Ngày nay, nhiều chuyên gia công nhận rằng bản chất của vấn đề là do sự khan hiếm của đầu tư trong nước chứ không hẳn là vì "sự thừa thãi tiết kiệm ở châu Á".

Các lựa chọn đầu tư trong nước tại các quốc gia châu Á đến nay vẫn còn hạn chế vì nhiều thị trường còn thiếu chiều sâu và độ trưởng thành để phục vụ nhu cầu tài sản ngày càng tăng của khu vực. Trong bối cảnh này, nhiều người đặt ra câu hỏi về cơ hội đầu tư an toàn với khối lượng lớn trong khu vực liệu sẽ nằm ở đâu. 

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, nhóm các nền kinh tế lớn G-20, Tập đoàn tư vấn McKinsey và nhiều tổ chức khác đã nhận ra một "khoảng cách hạ tầng" trên toàn cầu, rất lớn và đang tăng lên, ước tính tới trên 8.000 tỷ đô la Mỹ. Đây là nguyên nhân của hai thập niên thiếu hụt đầu tư nội địa tại các nền kinh tế châu Á, với Trung Quốc là ngoại lệ đáng lưu ý.

Điều được thảo luận một cách ít rộng rãi hơn là vai trò rất lớn của ngành bảo hiểm trong việc thu hẹp khoảng cách này. Cơ sở hạ tầng đại diện cho một loại tài sản lý tưởng phù hợp với các công ty bảo hiểm nhân thọ và các quỹ hưu trí, thường có các khoản phải trả dài hạn. Việc kết hợp các tài sản cơ sở hạ tầng dài hạn với các khoản phải trả dài hạn của bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí tạo ra giải pháp tự nhiên cho các khoản tiết kiệm thừa thãi nổi tiếng của châu Á. Đồng thời, đây cũng là giải pháp thay thế cho việc khơi dẫn các khoản tiết kiệm này vào trái phiếu có lợi suất thấp tại Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hệ thống tài chính phải chịu sức ép lớn hơn, bằng cách cân bằng các khoản tiết kiệm với những cơ hội đầu tư hiệu quả có tác động tích cực dài hạn hơn lên nền kinh tế.

Châu Á sẽ có thêm 100 triệu hộ gia đình gia nhập tầng lớp trung lưu (với tổng thu nhập trên 10.000 USD mỗi năm) trong ba năm tới. Đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ và sản phẩm hưu trí của các hộ gia đình trung lưu này, đồng thời dẫn vốn đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế châu Á và nâng cao mức sống cho nhiều thế hệ. Vì vậy, châu Á là nơi lý tưởng để đặt các khoản đầu tư từ bảo hiểm vào các tài sản hạ tầng, từ đó kiến tạo cách thức mới để giải quyết nguy cơ đang phủ bóng về khan hiếm đầu tư nội địa.

AIA đã đóng góp ý kiến của mình trong việc thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại APEC. Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam và châu Á cùng tham gia vào nỗ lực này để cùng bảo vệ hệ thống tài chính khỏi các cú sốc trong tương lai, đồng thời cải thiện các nền kinh tế trong toàn khu vực.

Tiến sĩ Mark Konyn

Nguồn VNexpress

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng