Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Nới room ngoại: Động lực tăng trưởng cho cổ phiếu

  Thứ Sáu, Ngày 6 Tháng 10, 2017, 14:20
Nới room ngoại: Động lực tăng trưởng cho cổ phiếu

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, hàng loạt doanh nghiệp gần đây đã nới thêm room dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây được xem là động lực hỗ trợ giá cổ phiếu cũng như các phiên phát hành tăng vốn thêm, nhất là khi thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất trong những năm trở lại đây.

Hàng loạt doanh nghiệp nới room

Công ty CP Fecon (FCN) - doanh nghiệp chuyên thi công nền móng và các công trình ngầm, ngày 20/9 vừa qua đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 75%, ngay sau đó giá cổ phiếu đã tăng kịch trần. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ có ba đợt phát hành thêm để tăng vốn hơn 1.000 tỷ đồng. FCN gần đây đã trúng nhiều gói thầu quan trọng và do đó việc tăng vốn trong thời điểm này là rất cấp thiết để góp vốn đối ứng, đầu tư cho các công trình giao thông và năng lượng theo hình thức BOT, BT và PPP.

Cùng thời điểm, Công ty CP Nhựa Bình Minh (BMP) đã được phép nới room ngoại lên 100% sau bao đồn đoán từ cuối năm 2016, đồng thời cổ đông lớn nhất của BMP là SCIC dự kiến sẽ thoái hết 29,5% tỷ lệ sở hữu tại đây. Trước đó trong giai đoạn từ tháng 7 đến đầu tháng 9, cổ phiếu BMP đã bất ngờ giảm hơn 28% do lợi nhuận giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Sau đó nhờ thông tin nới room đã phần nào giúp giá cổ phiếu phục hồi trở lại.

Đầu tháng 9 vừa rồi, Công ty CP Thép Nam Kim (NKG) nới room ngoại lên 100%, sau khi được đại hội cổ đông thông qua trong cuộc họp tháng 7. Công ty này cũng có kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược vào cuối năm nay. Tính theo giá điều chỉnh thì cổ phiếu NKG đã tăng hơn 33% kể từ đầu năm đến nay.

Nhiều doanh nghiệp khác thời gian gần đây cũng đã nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên đáng kể, nhất là trong lĩnh vực chứng khoán, như Công ty CP Chứng khoán Maritime nới room lên 100% từ ngày 15/9, Công ty CP Chứng khoán Đệ Nhất (FSC) nới room lên 100% từ 19/9. Trước đó cũng đã có nhiều công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận nới room lên 100% như SSI, FPTS, IVS, HSC.

Ngược lại cũng có những doanh nghiệp giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài, như Lienvietpostbank gần đây khóa room ngoại 5%, hay Techcombank lấy ý kiến cổ đông khóa room ngoại 0% sau khi HSBC hoàn tất thoái toàn bộ vốn. Tuy nhiên, điều này là hiếm hoi vì những doanh nghiệp trên muốn tìm cổ đông nước ngoài đủ tiềm lực tài chính và có khả năng hỗ trợ trong quản trị để hợp tác, thay vì để tỷ lệ sở hữu nước ngoài phân tán ở các cổ đông nhỏ lẻ.

Đẩy giá cổ phiếu và tăng vốn

Điều dễ nhận thấy nhất là sau khi có thông tin nới room, giá cổ phiếu của doanh nghiệp hầu hết tăng, do các nhà đầu tư trong nước kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ sớm tăng khi lực cầu từ khối ngoại tăng nên đổ xô mua vào trước. Vì vậy, thông tin nới room đôi khi lại là điều kiện thuận lợi để các cổ đông khác muốn thoái vốn. Như Công ty CP Chứng khoán Đệ Nhất, sau tin nới room tối đa cho khối ngoại thì 15 lãnh đạo và người liên quan của doanh nghiệp này đồng loạt đăng ký thoái vốn tại FSC.

Không phải việc nâng tỷ lệ sở hữu tối đã bao giờ cũng sẽ đi kèm với việc sau đó room khối ngoại sẽ được lấp đầy. Thông thường chỉ có những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và triển vọng tăng trưởng tốt trong dài hạn mới có thể thu hút được dòng tiền của khối ngoại.

Một điểm đáng chú ý khác là thông tin nới room thường đi kèm với kế hoạch tăng vốn của doanh nghiệp. Nghị định 60/2015 của Chính phủ cho phép nới tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên 100% đã có hiệu lực hơn hai năm qua, tuy nhiên gần đây việc nới room mới diễn ra hàng loạt.

Rõ ràng trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang tăng trưởng tốt, thì kế hoạch tăng vốn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, nhất là khi đi kèm với việc nới room tối đa cho khối ngoại, do thông tin này không những thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài mà còn khiến doanh nghiệp trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nội.

Tuy nhiên, không phải việc nâng tỷ lệ sở hữu bao giờ cũng đi kèm với việc sau đó room khối ngoại sẽ được lấp đầy. Thông thường chỉ có những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và triển vọng tăng trưởng tốt trong dài hạn mới có thể thu hút được dòng tiền của khối ngoại. Còn đối với những doanh nghiệp kém hiệu quả thì thông tin nới room đôi khi trở thành cái bẫy dẫn dụ những nhà đầu tư thiếu thông tin lao vào và lại là cơ hội thuận tiện cho các cổ đông hiện tại thoái vốn.

Dù gì đi nữa, việc nâng tỷ lệ sở hữu khối ngoại cũng có những ảnh hưởng tích cực thị trường chứng khoán. Và xu hướng này chắc chắc sẽ tiếp tục trong thời gian tới để doanh nghiệp có cơ hội thu hút thêm dòng vốn mới từ bên ngoài, từ đó nâng cao tiềm lực tài chính để mở rộng và phát triển đầu tư sản xuất, kinh doanh.

KHÁNH PHƯƠNG/Dnsg

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng