Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Thị trường chứng khoán bứt phá nhờ M&A

  Thứ Tư, Ngày 20 Tháng 7, 2016, 8:46
Thị trường chứng khoán bứt phá nhờ M&A

Bước sang Quí III/2016, thị trường chứng khoán (TTCK) đang cho thấy sự hồi sinh mạnh mẽ khi chỉ số Vn- Index luôn được điều chỉnh tăng sau từng phiên. Bên cạnh những thông tin hỗ trợ từ chính sách vĩ mô liên quan đến TTCK thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) cũng có tác động không nhỏ tới điểm số của thị trường. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm, hoạt động M&A trên TTCK còn diễn ra sôi động hơn nữa.

Không giống như những vụ M&A trên thị trường BĐS, những vụ M&A trên TTCK diễn ra âm thầm hơn, ít thu hút được sự quan tâm, theo dõi của người dân nhưng giới đầu tư chứng khoán thì nhận biết điều này rất nhanh. Với những cổ phiếu đó, điều dễ nhận thấy nhất là sự tăng giá mạnh trong một thời gian dài mặc dù không có những thông tin hỗ trợ từ thị trường cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Theo giới đầu tư, từ nay đến cuối năm sẽ có những thương vụ M&A đình đám trên TTCK. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư khi bắt đúng nhịp của những cổ phiếu này.


Đầu tiên phải kể đến là thông tin Tập đoàn Vingroup (VIC) sẽ trở thành đối tác chiến lược của Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), dự đoán thương vụ này sẽ diễn ra vào thời điểm cuối năm 2016. Theo đó, từ cuối tháng 2/2016, Công ty CP Đầu tư XD Tân Liên Phát, một công ty con của VIC đã hợp thức hóa việc sở hữu 32,5% vốn tại TTF khi chi ra hơn 1.200 tỷ đồng để mua cổ phiếu, thông tin này đã được công bố chính thức trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông của TTF. Trong đó, thông tin bất ngờ nhất là việc Tân Liên Phát nhận chuyển nhượng của các cá nhân, khiến cho tỷ lệ sở hữu tại TTF nâng lê thành 69% vốn điều lệ.

Sau khi có thông tin VIC trở thành đối tác chiến lược của TTF, cổ phiếu TTF đã có những đợt tăng giá ấn tượng, nhiều nhà đầu tư còn kỳ vọng không chỉ dừng lại ở mức sở hữu 69% vốn tại TTF mà Tân Liên Phát sẽ còn sở hữu mức vốn hóa tại tập đoàn này với con số lớn hơn.

Một thương vụ khác cũng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư là việc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tiến hành thoái vốn tại Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB). Việc thoái vốn của SCIC đang gây nên sự tò mò và đồn đoán từ phía nhà đầu tư khi không biết bên nào sẽ mua lại số cổ phần trên. Giới đầu tư vẫn đang đồn đoán là Công ty CP Đầu tư Căn nhà mơ ước (DRH) đơn vị đang sở hữu gần 10% vốn điều lệ tại KSB sẽ mua lại bởi sau Đại hội đồng cổ đông của DRH, công ty này công bố sẽ mua thêm cổ phiếu tại KSB để nâng tỷ lệ sở hữu lên 15%. Đến thời điểm này, có lẽ DRH sẽ không dừng lại ở mức tỷ lệ 15% như đưa ra trước đó, điều này khiến cho giá cổ phiếu của KSB tăng với tốc độ phi mã từ 37.000 đồng/CP trước khi SCIC thoái vốn lên đến 81.0000 đồng/CP đến thời điểm này.

Theo thông báo mới nhất từ DRH thì công ty này sẽ mua thêm 1,22 triệu cổ phiếu của KSB theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu mua đủ số cổ phiếu trên thì DRH sẽ sở hữu trên 20% vốn tại KSB.

Theo nhận định của giới đầu tư, có thể DRH sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại KSB lệ con số 51% vốn trong thời gian tới, đây là một trong những lý do khiến giá KSB tăng với tốc độ như vậy dù thị trường không có nhiều thông tin hỗ trợ đặc biệt.

Tiếp đó là sự tăng giá của hai mã cổ phiếu của ngành khoán sản là DHA và C32, sự tăng giá của hai mã cổ phiếu này đã diễn ra khi có thông tin Công ty CP Đầu tư xây dựng 3-2 (C32) nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Đá Hóa An (DHA) lên 9%, việc C32 đầu tư vào DHA được giới đầu tư nhận định là với mục đích hướng đến các mỏ đá của DHA. Vì thế, khả năng trong thời gian tới C32 không chỉ dừng ở tỷ lệ 9% DHA mà còn tăng hơn nữa. Hiện C32 đang giao dịch ở mức 58.500 đồng/CP và DHA là 36.200 đồng/CP.

Mã DMC của Công ty CP Dược Domesco trong thời gian qua cũng tăng mạnh khi có thông tin cổ đông ngoại sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại DMC. Mặc dù mới chỉ là thông tin đồn đoán nhưng với hy vọng đón đầu xu hướng nhà đầu tư đã đẩy mạnh mua vào. Hiện tại, cổ đông lớn nhất của DMC là CFR International SPA là công ty con của Tập đoàn Abbott Hoa Kỳ đang muốn đầu tư mạnh hơn nữa vào DMC sau khi DMC có quyết định chính thức thông qua việc nới room ngoại lên 100%. Vì thế, việc nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào DMC không phải là không có cơ sở.

Cũng bằng cách nới room cho khối ngoại nhằm thu hút đầu tư, Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành công (TCM) cũng đã khiến cổ phiếu TCM tăng mạnh. Hiện cổ đông lớn nhất của TCM là tập đoàn Eland của Hàn Quốc đang có kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu tại TCM khi TCM quyết định nới room.

Thực tế, những thương vụ M&A đang trở thành động lực chính nâng đỡ TTCK trong giai đoạn hiện nay. Nếu như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong những tháng cuối năm tốt thì thị trường sẽ có thêm động lực để tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Lương Tuấn

VCCINEWS.VN

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng