Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Bộ chỉ số CSI: Công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp bền vững

  Thứ Sáu, Ngày 3 Tháng 7, 2020, 9:22
Bộ chỉ số CSI: Công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp bền vững

Năm 2020, Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững đã bước sang năm thứ 5 với nhiều điểm nhấn mới. Tạp chí Vietnam Business Forum có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) về vấn đề này.

Xin ông cho biết những điểm mới của Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2020?

Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam do VCCI phối hợp thực hiện với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo sự chỉ đạo của Chính phủ năm nay có nhiều điểm mới. Điểm nhấn đầu tiên tôi muốn đề cập chính là những thay đổi trong Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI). Việc cập nhật Bộ chỉ số hàng năm đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian của Ban Tổ chức, tuy nhiên chúng tôi luôn nỗ lực để đưa ra một bộ chỉ số cập nhật nhất với tình hình trong nước, quốc tế. Cụ thể, CSI 2020 có 127 chỉ số ở 4 lĩnh vực: Chỉ số Kết quả phát triển bền vững, Chỉ số Quản trị; Chỉ số Môi trường; và Chỉ số Lao động.

CSI 2020 cũng được cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do quan trọng (FTA) mà Việt Nam đã ký kết gần đây (như CPTPP – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, EVFTA – Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU), cũng như các thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý về lao động và môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến 17 Mục tiêu PTBV và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV đã được đơn giản hóa và lồng ghép vào Bộ chỉ số CSI 2020.

Những cập nhật này giúp cho các doanh nghiệp áp dụng Bộ chỉ số có thể kịp thời nắm bắt, điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh để tận dụng được tối đa các cơ hội từ sự thay đổi của chính sách và thị trường.

Điểm nhấn thứ hai chính là hoạt động đào tạo cho cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông trong thời gian diễn ra Chương trình. Có rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia Chương trình hơn một lần, nên họ có thể khai Bộ chỉ số, cũng như ứng dụng Bộ chỉ số trong hoạt động quản trị doanh nghiệp dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều doanh nghiệp mới quan tâm đến Chương trình, họ có thể tiếp cận Bộ chỉ số chậm hơn.

Do đó, VCCI với chủ chốt là Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) đã lên kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo tại Hà Nội và Hồ Chí Minh cho các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp niêm yết. Chúng tôi cũng sẽ triển khai khóa đào tạo về Quản trị doanh nghiệp bền vững trong bối cảnh hậu đại dịch cho Mạng lưới báo chí của VBCSD trong tháng 7. Tất cả những hoạt động này cùng cộng hưởng để nâng cao nhận thức về quản trị doanh nghiệp – vốn là điểm yếu “cốt tử” của doanh nghiệp Việt.

Xin ông cho biết những yêu cầu cần thiết trong quy trình chấm giải để tạo nên hiệu quả cho Chương trình?

Sau khi hết hạn nhận hồ sơ ngày 15/08, Ban tổ chức sẽ lựa chọn các hồ sơ đạt tiêu chuẩn vào chấm sơ khảo. Hội đồng xét duyệt sẽ được triệu tập để họp lần 1, thống nhất cách thức chấm điểm và thời gian triển khai. Thành viên Hội đồng xét duyệt sẽ có thời gian chấm điểm tập trung cũng như chấm điểm online. Tiếp đó, hồ sơ của các doanh nghiệp lọt vào vòng chung khảo sẽ được gửi đi tham vấn các cơ quan chức năng liên quan.

Căn cứ trên số điểm, ý kiến phản hồi từ các cơ quan chức năng và từ hồ sơ bổ sung của các doanh nghiệp, Ban tổ chức cùng Hội đồng xét duyệt sẽ loại bỏ những trường hợp không tốt và đề xuất danh sách các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2020 và các doanh nghiệp đạt chuẩn bền vững trình Ban chỉ đạo phê duyệt. Ý kiến của Ban chỉ đạo sẽ là ý kiến cuối cùng để lựa chọn các doanh nghiệp được biểu dương năm 2020.

Sự minh bạch, công khai, và hết sức khắt khe trong quá trình chấm hồ sơ chính là yếu tố tạo nên giá trị, hiệu quả cho Chương trình.

Với 127 chỉ số ở 4 lĩnh vực (Chỉ số Kết quả phát triển bền vững, Chỉ số Quản trị; Chỉ số Môi trường; và Chỉ số Lao động) Bộ chỉ số CSI 2020 có “quá sức” với các doanh nghiệp nhỏ và vừa?

127 chỉ số của CSI 2020 được chia ra hai mức: cơ bản và nâng cao. Chỉ cần thực hiện tốt những chỉ số ở mức cơ bản – chiếm gần 70%, doanh nghiệp đã có một nền tảng vững chắc để kinh doanh bền vững. Và những chỉ số cơ bản này hoàn toàn không xa lạ với doanh nghiệp, đó chính là những yêu cầu tuân thủ các chính sách về lao động, xã hội, môi trường, v.v . Vậy dù là doanh nghiệp lớn, hay vừa và nhỏ (SME), thậm chí siêu nhỏ cũng đều cần thực hiện đủ và đúng các chỉ số này.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu và cập nhật Bộ chỉ số thêm nữa, để Bộ chỉ số ngày càng tinh gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng hơn. Chúng tôi đang cân nhắc về việc giới thiệu một phiên bản CSI dành riêng cho các SME trong thời gian tới.

Theo ông, Bộ chỉ số CSI tác động như thế nào đến việc nâng cao quản trị doanh nghiệp bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam?

Hiệu quả quản trị doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai yếu tố cộng sinh. Quản trị tốt thì doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh cao hơn so với đối thủ, và “sức hấp dẫn” nhiều hơn với nhà đầu tư. 98% doanh nghiệp của chúng ta là SME, phần lớn trong số đó thiếu nguồn lực để thuê những công ty tư vấn chuyên về quản trị doanh nghiệp.

Vậy thì tại sao các doanh nghiệp không ứng dụng ngay Bộ chỉ số CSI, một công cụ quản trị hết sức khoa học, có thể giúp doanh nghiệp tự đánh giá, đo lường “sức khỏe” của mình? Càng nhiều doanh nghiệp áp dụng Bộ chỉ số CSI thì hoạt động quản trị doanh nghiệp càng trở nên chuyên nghiệp, bài bản hơn, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chọi và phục hồi trong mọi kịch bản. Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp đưa Bộ chỉ số CSI vào trọng tâm chiến lược quản trị của doanh nghiệp; áp dụng Bộ chỉ số CSI để lập báo cáo phát triển bền vững; thường xuyên tham chiếu Bộ chỉ số để có thể kịp thời phát hiện những điểm yếu, thiếu sót trong quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh để cải thiện, đồng thời nắm bắt những cơ hội tiềm năng để đầu tư và “đi tắt đón đầu”.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Vietnam Business Forum

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng