Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Hành trình mới của Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: Hiện đại và đi vào chiều sâu

  Thứ Tư, Ngày 11 Tháng 11, 2020, 9:18
Hành trình mới của Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: Hiện đại và đi vào chiều sâu

Chương trình MTQG xây dựng NTM hiện đại và đi vào chiều sâu là mục tiêu được đặt ra cho giai đoạn 2021 – 2025 của Việt Nam. Hiện chương trình NTM đang trong thời kỳ chuyển tiếp giữa hai giai đoạn, vừa nỗ lực nước rút về đích, vừa chuẩn bị cho hành trình "chạy bền" tiếp theo.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM - đánh giá, chương trình thực sự là "luồng gió" đổi mới tích cực cho phát triển kinh tế nông thôn, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân khu vực này. Mặc dù vậy, quá trình triển khai vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục. Bởi, xây dựng NTM không chỉ là khánh thành xong con đường, làm xong công trình thôn, xã mà chính là nâng cao chất lượng sống, tăng thu nhập cho người nông dân. Trong khi đó, nhiều nơi vẫn chưa chú ý phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch nông thôn. Kiểm soát an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường một số nơi còn lơ là. Đáng chú ý, việc xét đạt chuẩn tiêu chí NTM một số nơi còn dễ dãi, thậm chí có nơi còn "nợ" tiêu chí.

Theo Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương - nhận định, năm 2020 được xác định là năm bản lề, thời điểm để đánh giá lại những gì đã thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn mới 2021 - 2025. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM xác định, có hai nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tập trung đôn đốc, kiểm tra, rà soát để hoàn thành mục tiêu cao nhất của chương trình trong giai đoạn 2016 - 2020; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình cấp có thẩm quyền thông qua chương trình giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, phải xây dựng các đề án nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách hỗ trợ việc thực hiện chương trình giai đoạn tiếp theo.

Mục tiêu cơ bản của giai đoạn tới là phấn đấu có tối thiểu 80% số xã đạt chuẩn NTM, hiện con số này là 60%. Tuy nhiên, 40% còn lại lại là những xã rất khó khăn. Trong các giải pháp triển khai chương trình giai đoạn 2021 – 2025, giải pháp đầu tiên là tăng cường nguồn lực, hướng đến mục tiêu không còn xã dưới 15 tiêu chí và trong 15 tiêu chí đó phải đạt được các tiêu chí về hạ tầng thiết yếu tác động trực tiếp đến người dân như giao thông, thủy lợi, môi trường, công nghệ thông tin… Bên cạnh đó, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi, nâng cao nhận thức của người dân thì chúng ta phải hỗ trợ để đẩy mạnh các mô hình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn như hiện nay có rất nhiều địa phương có quỹ đất lớn thì chúng ta có thể chuyển đổi từ trồng rừng kém hiệu quả, cây giá trị thấp sang trồng rừng cây gỗ lớn có giá trị cao hoặc chuyển đổi sang mô hình cây ăn quả (bưởi, cam, ổi, mít, xoài…) Đồng thời, đầu tư vùng nguyên liệu, đường giao thông, hệ thống thủy lợi... Cũng trong nội dung về kinh tế, chúng ta phải thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, trong đó chú trọng chương trình OCOP, hướng tới góp phần phát huy được sản phẩm đặc sản truyền thống của từng vùng miền và nâng cao thu nhập người dân gắn với phát huy được tiềm năng du lịch nông thôn của các xã, huyện ở vùng khó khăn. Chúng tôi cũng rút ra được bài học kinh nghiệm rằng phải tăng cường bố trí luân chuyển cán bộ có năng lực. Ví dụ như chọn cán bộ cấp sở, ngành có năng lực đưa về làm lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở các vùng khó khăn; chọn cán bộ có tâm huyết, có năng lực ở phòng ban cấp huyện về lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Có như vậy thì mới có thể biến những nguyên tắc, những giải pháp thành hành động cụ thể ở cấp xã, cấp huyện chứ không chỉ dừng trên các văn bản.Với các giải pháp tổng thể về tăng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi mô hình kinh tế nông thôn cùng giải pháp về cán bộ, Chương trình xây dựng NTM ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có nhiều khởi sắc, từng bước theo kịp tiến độ xây dựng NTM của cả nước trong thời gian tới - Ông Tiến nói.

Để Chương trình xây dựng NTM thực sự đi vào chiều sâu và có tính bền vững trong giai đoạn tới, Ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, vấn đề xuyên suốt và quan trọng hiện nay là tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để chung tay xây dựng NTM. Đồng thời xây dựng các đề án nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách hỗ trợ việc thực hiện Chương trình giai đoạn tiếp theo như:   xây dựng chủ trương đầu tư của Chương trình NTM giai đoạn 2021 – 2025; xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021 – 2025;  kiện toàn hệ thống văn phòng điều phối NTM các cấp. Đến nay, dự thảo này đã được Bộ Nội vụ đồng ý về nguyên tắc và sẽ triển khai lấy ý kiến của các địa phương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mục tiêu cơ bản của giai đoạn tới là phấn đấu có tối thiểu 80% số xã đạt chuẩn NTM (hiện con số này là 60%); trong đó, có ít nhất 40% số xã NTM nâng cao, 10% số xã NTM kiểu mẫu. Phấn đấu đến năm 2025, không còn xã nào đạt dưới 15 tiêu chí. Đối với cấp tỉnh, phấn đấu có ít nhất 15 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Dự kiến, tổng nguồn vốn huy động để triển khai chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 2.144.902 tỷ đồng.

Minh Ngọc (Vietnam Business Forum)

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng