Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Tạo đà bứt phá cho bất động sản công nghiệp

  Thứ Ba, Ngày 14 Tháng 5, 2019, 8:17
Tạo đà bứt phá cho bất động sản công nghiệp

Bất động sản (BĐS) công nghiệp đang là phân khúc hấp dẫn nhất trong năm 2019. Đây là nhận định của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam về thị trường BĐS công nghiệp hiện nay.

Cơ hội bùng nổ

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường BĐS công nghiệp (bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và logistics) ở Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mạnh mẽ và bùng nổ, và có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong xu hướng dịch chuyển đầu tư quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Các chính sách mới của Việt Nam về BĐS công nghiệp như chiến lược cơ cấu lại ngành công nghiệp, khung pháp lý mới về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, cụm công nghiệp cũng đã mở ra nhiều cơ hội phát triển các khu công nghiệp trên cả nước, từ đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có các ưu đãi về thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, giảm các chi phí về thuê đất đai, nhà xưởng, vật chất kỹ thuật... để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu. Bên cạnh đó là việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm; sự tích cực tham gia các hiệp định FTA; tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp.

Điều này được thể hiện rõ nét qua việc tập trung phát triển các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Đồng thời, việc tham gia vào 16 hiệp định FTA cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS công nghiệp, nhất là khi dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn chuyển động theo chiều hướng tăng tích cực.

Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 500 khu công nghiệp, diện tích cần khoảng 500.000 ha. Do đó, cơ hội sở hữu quỹ đất để thâm nhập và phát triển trong lĩnh vực BĐS công nghiệp là rất lớn đối với cả nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.

Quy hoạch BĐS cần được lập đồng bộ và công bố công khai

Tuy nhiên, sự phát triển của BĐS công nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều những bất cập. Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thực trạng hiện nay còn tồn tại một số vấn đề, đó là hạ tầng kết nối đa phương tiện thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng mất cân đối giữa vận tải đường bộ và các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường thủy. Vận tải hàng hóa đường bộ chiếm 77% tổng lượng vận chuyển hàng hóa của cả nước; chi phí logistics chiếm gần 21% tổng GDP, cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.

Ngành công nghiệp chủ đạo vẫn chủ yếu là thâm dụng vốn lao động với hạ tầng, nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp nên đòi hỏi phải dịch chuyển sản xuất hàng hóa lên bước cao hơn: những ngành nghề xanh, sử dụng lao động hiệu quả và hàm lượng công nghệ cao sẽ là thế hệ khách thuê BĐS công nghiệp mới. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu hệ thống BĐS công nghiệp với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn.

Theo ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng - Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để giải quyết các tồn tại trên, Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng và đa dạng hóa mô hình phát triển khu công nghiệp như khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp liên kết ngành, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực. Đồng thời hoàn thiện quy định của pháp luật về mô hình khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ để phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Còn theo ông Nguyễn Trần Nam, Việt Nam cần đổi mới tư duy và công tác lập quy hoạch đất công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể của vùng, địa phương và cả nước. Bên cạnh đó, tập trung quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp sạch, sinh thái, thân thiện môi trường và thu hút công nghệ cao với các mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. Quy hoạch cần được lập đồng bộ và công bố công khai để cho các nhà đầu tư nghiên cứu, nắm bắt cơ hội và tham gia đầu tư sớm.

Đặc biệt, cần minh bạch hóa thông tin về thị trường BĐS, với những chính sách dài hạn, ổn định và có tính đảm bảo mức độ rủi ro chính sách, tạo tâm lý yên tâm, an toàn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Đồng thời, cần tăng tính cạnh tranh cho chi phí giao dịch qua biên giới cũng như nghiên cứu và có ứng xử phù hợp với xu hướng áp dụng công nghiệp 4.0 trong việc phát triển thị trường BĐS công nghiệp ở Việt Nam.

Lương Tuấn/vccinews

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng