Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Đánh đu với vàng

  Thứ Ba, Ngày 4 Tháng 10, 2011, 2:46
Đánh đu với vàng Đánh đu với vàng

Khả năng vàng sẽ tăng giá trở lại khi lực mua “bắt đáy” đang có dấu hiệu gia tăng. Cùng với đó là nỗi lo nợ nần khu vực châu Âu lan rộng, giúp nhu cầu đầu tư an toàn tăng trở lại sẽ làm dòng tiền chuyển vào vàng. Diễn biến này đang tác động lên tâm lý của nhà đầu tư trong nước khiến giá vàng trong nước đã tăng trở lại sau nhiều ngày rớt giá.


Thiệt người mua

Giá vàng trong nước mặc dù vẫn còn chênh lệch với giá vàng thế giới, nhưng không còn khoảng cách quá xa như trước đó. Điều này khẳng định chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về thị trường vàng là hoàn toàn đúng đắn.

Hiện có rất nhiều người cho rằng NHNN đẩy mạnh bán vàng ra trong thời gian qua là nhằm kéo giá vàng xuống, nhưng ý nghĩa sâu xa thì không phải vậy. Mục đích của NHNN là muốn sử dụng công cụ giá vàng để quản lý tỷ giá ngoại tệ và đây là bài toán NHNN và các Ngân hàng thương mại (NHTM) đang cần phải xử lý.

Điều này được ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng (NH) DongABank lý giải: giá USD thị trường tự do đang nhìn vào mức độ chênh lệch giữa giá bán vàng trong nước và giá thành nhập khẩu vàng.

Nếu độ chênh lệch này càng lớn thì giá USD trên thị trường tự do càng cao, theo đó giá USD chuyển khoản trên thị trường NH cũng đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ giá thị trường tự do.

Hiện nay, sau khi bán vàng, NHTM không thể chỉ “ôm” tiền mặt, mà phải lo mua USD từ từ, nên những đơn vị có ngoại tệ sẽ làm giá, đẩy giá bán ngoại tệ lên để chia sẻ lợi nhuận với các NHTM được phép bán vàng.

Việc phát sinh nhu cầu ngoại tệ vài trăm triệu USD trong một vài ngày tất yếu làm giá USD tăng lên. Dấu hiệu là giá vàng miếng đã tái lập mốc 44 triệu đồng/lượng sau khi tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh tăng 15 đồng.

Nhu cầu mua vàng hiện nay trên thị trường là nhu cầu có thực, Chính phủ và NHNN đều đảm bảo nhu cầu có thực này. Tuy nhiên, ông Bình cũng nói thêm, người dân cần phải hiểu rõ từng mục đích của NHNN để hạn chế được những khoản thua lỗ không đáng có. Như vậy, nếu người dân mua quá nhiều vàng thời điểm này chưa chắc có lợi.

Với chênh lệch giữa giá mua và giá bán, nhất là trong điều kiện giá vàng đang đứng ở mức cao, nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng cho rằng giá vàng hiện nay đang bong bóng. Nếu giá vàng thế giới sụt xuống thì mức độ thiệt hại của người mua vàng sẽ rất lớn.

Kiểm soát thị trường khó hơn

Hiện chưa có thống kê lượng vàng mua ra bán vào tại Việt Nam là khoảng bao nhiêu, nhưng người ta ước tính giao dịch trao đổi vàng là khoảng vài chục tấn.

Hút hơn 10 tấn vàng

Sau gần một tuần, các NH và SJC đã bán ra hơn 10 tấn vàng trên thị trường, tương đương 266.000 lượng vàng. Lực bán vàng trên thị trường mạnh đã kéo khoảng cách chênh lệch giá trong nước cao hơn giá thế giới. Nguồn vàng các đơn vị tham gia bán ra trên thị trường đối với SJC là vàng trong kho, còn các NH bán một phần vàng huy động của người dân qua hình thức gửi tiết kiệm.

T.X

Do vậy, các nhà quan sát cho rằng, với chênh lệch giá vàng Việt Nam so với giá vàng thế giới tới cả triệu đồng một lượng thì tổng lời trong giao dịch hàng chục tấn vàng lên tới nhiều triệu USD.

Một thực tế nữa là việc nhập vàng cần phải có USD khiến tăng nhu cầu USD, kể cả thị trường chính thức và thị trường chợ đen và cũng có nghĩa là đẩy tỷ giá lên, hay nói cách khác là tiền đồng sẽ mất giá thêm.

Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra nếu giá vàng thế giới tiếp tục tăng và sức mua trong nước vẫn tiếp tục tạo chênh lệch cao? Chắc chắn lượng vàng bán ra sẽ ngày một nhiều, và đến lúc đó NHNN buộc phải cho nhập khẩu vàng vật chất và tiếp tục tiêu tốn lượng USD lớn.

Tuy nhiên, giải pháp cho nhập vàng không phải là chảy máu ngoại tệ, vì vàng là ngoại tệ mạnh và việc nhập vàng chỉ là hình thức chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác.

Bởi vì, nếu không cho nhập vàng chính thức thì nhập lậu vàng xảy ra, tạo ra cầu ngoại tệ tăng đột biến trong một giai đoạn nhất định, đẩy tỷ giá tự do quá cao so với ngoại tệ và khi đó các nhà xuất khẩu sẽ không chịu bán ngoại tệ theo giá chính thức.

Có nhiều ý kiến lật lại vấn đề là điều gì sẽ xảy ra nếu giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới? Khi đó, các NHTM có nhất thiết phải mua vàng trong nước hay không, trong khi họ đã cân bằng việc mua vàng tài khoản nước ngoài và tiền VND.

NHNN sẽ khó kiểm soát được và dự trữ ngoại tệ sẽ sớm bào mòn. Thể hiện qua tỷ giá hiện nay đã có tăng trở lại vì nhiều NHTM bán vàng huy động đang cần ngoại tệ để ký quỹ vàng tài khoản.

Tuy nhiên, điều này sẽ khó xảy ra vì các NHTM sẽ không bán vàng ra nếu không có chênh lệch dương. Như vậy, giá vàng không thể về sát và đừng nghĩ đến giá trong nước thấp hơn thế giới như những tháng đầu năm.

Do đó, NHNN đã đặt mình vào vị thế yếu trong việc cung ứng ngoại tệ để nhập khẩu vàng sau này.

Giới quan sát đang nói về thế khó của NHNN giữa việc coi vàng là tiền tệ hay hàng hóa. Khi NHNN đưa lãi suất tiền gửi ở dạng vàng là 0%, tức là đã coi vàng là tiền tệ và muốn triệt tiêu chức năng tiền tệ. Còn khi NHNN lại muốn ra giấy phép xuất và nhập khẩu thì lại coi vàng là hàng hóa.

 

QUỲNH VŨ

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng