Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

“Phát triển bền vững, đầu tư có trách nhiệm”

  Thứ Tư, Ngày 9 Tháng 10, 2019, 11:52
“Phát triển bền vững, đầu tư có trách nhiệm” Ông Trần Ngọc Thuận

Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Với phương châm đó cùng nhiều giải pháp kinh doanh và nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên VRG không những vượt qua khó khăn thách thức mà tạo ra nền tảng phát triển bền vững. Quốc Hưng thực hiện.

Ông có thể cho biết về tình hình đầu tư, sản xuất và kinh doanh của VRG trong thời gian qua?

Trong những năm qua, kinh tế có nhiều biến động, giá cao su giảm sâu đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, với tầm nhìn dài hạn, VRG đã có nhiều nỗ lực đầu tư. Theo đó, đến nay, Tập đoàn đang đầu tư vào 107 công ty con, trong đó có 67 công ty trồng cao su quản lý diện tích trên 405.000 ha cao su và các loại cây trồng khác; 3 công ty công nghiệp cao su với các sản phẩm như găng tay, bóng thể thao, nệm, gối cao su, băng tải…; 12 công ty chế biến gỗ với gỗ cao su khảng hơn 300.000 m3, gỗ MDF trên 950.000 m3; 7 công ty khu công nghiệp với diện tích trên 6.660 ha, 8 công ty dịch vụ phục vụ ngành sản xuất chính và 22 công ty ngoài ngành chính đang trong quá trình thực hiện thoái vốn. Địa bàn hoạt động của Tập đoàn khá rộng: Ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước và Campuchia, Lào với tổng diện tích cao su trong và ngoài nước trên 400.000 ha,  tổng lao động trong toàn Tập đoàn là trên 80.000 người với mức thu nhập tương đối khá, khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Quy mô hiện nay là kết quả của quá trình đầu tư phát triển liên tục trong nhiều năm, qua nhiều thế hệ lãnh đạo và CBCNV tập đoàn; có khoản đầu tư chưa thành công nhưng phần lớn là có hiệu quả và là tiền đề để phát triển trong tương lai.

Những nỗ lực đầu tư trên đã mang lại cho VRG những kết quả nổi bật nào, thưa ông?

Hiện nay, Tập đoàn đã hoàn thành việc cổ phần hóa với quy mô vốn điều lệ 40.000 tỷ, gấp 10 lần so với thời điểm thành lập Tập đoàn. Đã tạo được vị thế, thương hiệu tốt đối với các sản phẩm thuộc ngành sản xuất chính: Chiếm 30% lượng cao su cả nước, 50% thị trường nguyên liệu gỗ cao su và gỗ MDF, nằm trong nhóm các công ty có diện tích khu công nghiệp lớn trong cả nước, tạo uy tín tốt đối với chương trình phát triển cao su ở Lào, Campuchia.

Chúng tôi tự hào vì đã gây dựng được một tập thể người lao động có truyền thống gắn bó với Tập đoàn và thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh của mình đã góp phần trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; góp phần ảo vệ an ninh chính trị, củng cố quốc phòng ở vùng biên giới.

Trên nền tảng đã đạt được, mục tiêu mà VRG đặt ra thời gian tới như thế nào, thưa ông?

Mục tiêu tổng quát mà VRG hướng đến trong thời gian tới là:

- Duy trì ổn định và phát triển là một Tập đoàn Kinh tế công nông nghiệp có quy mô lớn, đa dạng các sản phẩm nông công nghiệp để nâng cao hiệu quả toàn diện của Tập đoàn.

- Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật trong việc sản xuất, áp dụng các giải pháp để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; tăng dần giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm Tập đoàn.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đa dạng hóa sở hữu trong Tập đoàn thông qua việc tiếp tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (đối với các công ty TNHH MTV thuộc Tập đoàn), giảm tỷ lệ vốn Tập đoàn ở công ty, tăng tính đại chúng của Công ty để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiệu quả doanh nghiệp và tạo nguồn vốn để phát triển Tập đoàn.

- Chủ động hội nhập quốc tế, tích cực tham gia các tổ chức, hiệp hội ngành nghề để nâng cao thương hiệu và mở rộng thị trường.

- Thực hiện tốt chương trình phát triển bền vững, phát triển có trách nhiệm với xã hội; tiếp tục nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bao gồm phát triển sản xuất kết hợp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sử dụng người lao động dân tộc, không ngừng tăng năng suất và thu nhập của người lao động. Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị và an ninh quốc phòng trong phạm vi tổ chức sản xuất của Tập đoàn.

Cuộc cách mạng 4.0 đang trở thành chủ đề nóng đối với mọi quốc gia, doanh nghiệp. VRG có những nỗ lực như thế nào trong ứng dụng công nghệ vào sản phẩm, vào công tác quản trị doanh nghiệp... đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0?

5 nguyên nhân cốt lõi giúp VRG nâng cao cạnh tranh, gặt hái thành công:
- Không bằng lòng với kết quả đạt được, luôn đổi mới cả về quản trị lẫn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để tăng tính cạnh tranh
- Tìm kiếm cơ hội, sản phẩm mới, đa dạng sản phẩm để thích nghi với sự biến động của thị trường
- Tạo sự đồng thuận trong phát triển của toàn hệ thống
- Linh hoạt trong tổ chức sản xuất để bảo đảm thu nhập cho người lao động, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần để người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Để tăng hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại 4.0, trong những năm qua, Tập đoàn đã thành lập Viện nghiên cứu cao su là Viện hoạt động có hiệu quả và đầu tàu để thúc đẩy quá trình nghiên cứu phát triển của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, Tập đoàn khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như xây dựng ERP ở các đơn vị công nghiệp, quản lý vườn cây qua bản đồ số theo chuẩn GIS, báo cáo đánh giá thông qua các chương trình tin học sử dụng trong nội bộ…

Doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Việc “Kinh doanh có trách nhiệm, vì tương lai đất nước” là ý thức, là trách nhiệm của các doanh nghiệp, doanh nhân. Vai trò này những năm qua đã được VRG thực hiện như thế nào, thực hiện?

Phát triển bền vững và đầu tư có trách nhiệm là phương châm hoạt động của VRG. Sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tái tạo, không sử dụng hóa chất độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chế độ cho người lao động, quản lý chặt chẽ quy trình an toàn lao động… là việc làm thường xuyên và được Tập đoàn đặc biệt quan tâm.

Với phương châm đó, chúng tôi tiếp tục xây dựng phương án phát triển rừng bền vững cho các công ty cao su, thực hiện việc quản lý rừng bền vững để được cấp chứng chỉ và tái cấp chứng chỉ FSC; bảo đảm chất lượng sản phẩm theo cam kết; tăng hiệu quả sử dụng đất; đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo như điện mặt trời áp mái cho các nhà máy chế biến; hoàn chỉnh các hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia và tái sử dụng nước; xây dựng nhà ở cho người lao động ở nước ngoài theo cam kết, xây dựng các làng công nhân cao su để nâng cao đời sống người lao động; tăng cường công tác quan hệ cộng đồng, tham gia tích cực các phong trào đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người nghèo, quỹ khuyến học…

Định hướng phát triển của VRG

- Về trồng trọt:
Duy trì diện tích cây cao su đến năm 2025 với tổng diện tích cao su khoảng 300.000 đến 320.000 ha (trong nước 185.000 đến 200.000 ha, nước ngoài khoảng 115.000 ha), diện tích cao su khai thác duy trì ổn định từ 250.000 đến 260.000 ha, sản lượng khai thác trên 400.000 tấn.

Phát triển 40.000 đến 60.000 ha các loại cây trồng có đủ điều kiện ứng dụng các giải pháp công nghệ cao, có hiệu quả cao hơn trên quỹ đất trồng cao su có điều kiện thích hợp, với diện tích có doanh thu, lợi nhuận đến 2025 khoảng 10.000 ha; phát triển và khoanh nuôi, bảo vệ tối thiểu 20.000 ha rừng cây gỗ lớn trong các vùng cao su.

- Về công nghiệp

* Công nghiệp chế biến mủ cao su: Đầu tư xây dựng mới nơi có đủ nguyên liệu theo quy hoạch để đảm bảo chế biến hết sản lượng mủ khai thác của toàn Tập đoàn và một phần của thành phần kinh tế khác, đến 2025, tổng sản lượng chế biến và tiêu thụ toàn Tập đoàn đạt khoảng 500.000 tấn cao su/năm.

* Công nghiệp chế biến gỗ: Đầu tư, cải tạo nâng cao công suất chế biến gỗ, tăng gấp ba lần công suất tinh chế, đầu tư phát triển các loại nguyên liệu có giá trị sản phẩm cao hơn như ván sàn, ván dán venner… Xem xét việc phát triển các sản phẩm mới như viên nén ở khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền trung để sử dụng hiệu quả nguyên liệu từ gỗ cao su và các loại cây lâm nghiệp khác; hình thành khu công nghiệp chuyên về chế biến gỗ tại Bình Dương để phát triển ngành chế biến gỗ, bao gồm chế biến ra sản phẩm cuối cùng và các sản phẩm phụ trợ cho ngành chế biến gỗ.

* Sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su: Cùng với Chính phủ và các thành phần kinh tế khác phát triển ngành công nghiệp cao su, giảm về số lượng lẫn tỷ lệ lượng mủ cao su xuất khẩu thô. Riêng Tập đoàn duy trì và phát triển các sản phẩm công nghiệp đã có như bóng thể thao, nệm, gối, găng tay y tế, băng tải,… tiếp tục phát triển thương hiệu vỏ xe *** VRG.

Ngoài việc đầu tư trực tiếp, Tập đoàn sẽ đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần, phần góp vốn các doanh nghiệp công nghiệp cao su đã có thương hiệu ở trong nước. Trên cơ sở này, sẽ tiếp tục đầu tư để tăng quy mô, để có thể sử dụng khoảng 30% lượng cao su tự nhiên Tập đoàn sản xuất.

-  Về kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp: Tiếp tục khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp đã được giao làm chủ đầu tư, đầu tư mở rộng các khu hiện có, đầu tư mới các khu công nghiệp theo quy hoạch của địa phương. Đặc biệt xin thành lập các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ - tái định cư… theo tinh thần Nghị định 92, với quy mô đất thương phẩm từ 10.000 – 15.000 ha.

Quốc Hưng thực hiện

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng