Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Cà phê Đăk Hà: Hướng đi cho cà phê Việt

  Thứ Ba, Ngày 2 Tháng 8, 2016, 10:6
Cà phê Đăk Hà: Hướng đi cho cà phê Việt

Việt Nam đứng thứ hai (sau Brazil) trong danh sách các nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, tuy nhiên chủ yếu chỉ dừng lại xuất khẩu cà phê thô. Điều đó dẫn đến giá trị gia tăng và những lợi ích từ sau khâu trồng trọt đem lại cho người trồng cà phê và nền kinh tế đất nước chưa tương xứng với vị thế của cây cà phê Việt Nam. Do đó việc tập trung đầu tư vào công nghệ chế biến gắn với vấn đề xây dựng thương hiệu cho Cà phê Việt Nam là giải pháp thiết yếu cho sự phát triển lâu dài của loại cây công nghiệp chủ lực này.

Việt Nam đứng thứ hai (sau Brazil) trong danh sách các nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, tuy nhiên chủ yếu chỉ dừng lại xuất khẩu cà phê thô. Điều đó dẫn đến giá trị gia tăng và những lợi ích từ sau khâu trồng trọt đem lại cho người trồng cà phê và nền kinh tế đất nước chưa tương xứng với vị thế của cây cà phê Việt Nam. Do đó việc tập trung đầu tư vào công nghệ chế biến gắn với vấn đề xây dựng thương hiệu cho Cà phê Việt Nam là giải pháp thiết yếu cho sự phát triển lâu dài của loại cây công nghiệp chủ lực này.

Theo ông Nguyễn Hòa Chính - Giám đốc Công ty CP XNK cà phê Đăk Hà chia sẻ: hiện nay việc xây dựng và phát triển thương hiệu còn phải đối mặt với 2 khó khăn cơ bản như sau: về chỉ dẫn đại lý: cũng như các nông sản khác, mỗi vùng niền có những đặc sản riêng theo điều kiện tự nhiên và kĩ năng sản xuất, chế biến của vùng đó. Cà phê cũng vậy, Nhà nước phải lựa chọn và có cơ chế trong việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho từng vùng cà phê danh tiếng, trên cơ sở chứng cứ khoa học về điều kiện tự nhiên cũng như chất lượng của sản phẩm. Chính quyền địa phương hoặc hiệp hội ngành nghề phải quản lý chỉ dẫn địa lý và đăng ký độc quyền cũng như cấp phép cho các doanh nghiệp để làm thương hiệu… có như vậy thì thương hiệu vùng miền không bị đánh cắp, không bị chuyển nhượng. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu đủ mạnh để chiếm lĩnh thị phần và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm là một quá trình đầu tư dài hạn, nên Nhà nước cũng phải có cơ chế và giải pháp về vốn, công nghệ, xúc tiến thương mại phù hợp.

Một khó khăn khác chính là từ thói quen, khẩu vị và văn hoá uống cà phê của người Việt. Trước đây cà phê chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, rang xay tiêu dùng trong nước bị ngăn cấm tạo nên sự khan hiếm phải đấu trộn với bắp, đậu,… dần dà trở thành thói quen sử dụng cà phê của người Việt, sự phân biệt giữa cà phê nguyên chất, cà phê sạch với cà phê hóa chất chưa được phổ biến. Theo quy định Quốc tế (UTZ) tỷ lệ cà phê in giao động từ 2% đến 3% do tỷ lệ pha trộn giữa các hạt cà phê (nguyên chất 95%) màu sắc khi pha là màu nâu cánh gián, khi bỏ đá vào thì thành màu hổ phách, mùi thơm nhẹ, không cặn, đắng dịu và có vị ngọt về hậu. Trong khi quy định của Bộ ngành 1%  cà phê in tức chỉ đạt 40 đến 50%  cà phê nguyên chất. Còn trên thị trường hiện nay phổ biến là từ 0.3 đến 0.4%  cà phê in, tức là chỉ đạt từ 10 đến 20% tiêu chuẩn Quốc tế (UTZ) và 30 - 40% tiêu chuẩn nội địa về cà phê nguyên chất. Do đó việc thay đổi thói quen, khẩu vị, văn hoá uống cà phê của người Việt cũng như việc ban hành các cơ chế về đầu tư xây dựng và quản lý thương hiệu, xây dựng và quản lý quy chuẩn cho sản phẩm cà phê…nâng cao tỷ lệ tiêu dùng nội địa từ 10- 15% trở thành 20-25% góp phần nâng cao giá trị  cà phê và bảo vệ sức khoẻ người cho tiêu dùng. Có như thế thì giá trị cây cà phê mới được khai thác đúng mức và trở thành thế mạnh xuất khẩu Việt Nam khi ra thị trường quốc tế.

Minh Xuân

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng