Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Thương vụ ‘mua’ EVN Telecom: Viettel có thêm ‘đối thủ’

  Chủ Nhật, Ngày 9 Tháng 10, 2011, 13:38
Thương vụ ‘mua’ EVN Telecom: Viettel có thêm ‘đối thủ’ Thương vụ ‘mua’ EVN Telecom: Viettel có thêm ‘đối thủ’

Trong khi dư luận vừa mới xôn xao về việc EVN Telecom đang phải đối mặt với nguy cơ bị sáp nhập và Viettel đang là cái tên “sáng” nhất cho vụ sáp nhập này, thì mới đây lại xuất hiện thêm thông tin Công ty CP viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) cũng đã bắt đầu tham gia thương vụ này.

Theo thông tin từ ICTnews, Hanoi Telecom vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và EVN Telecom xin mua lại băng tần 3G và toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng của EVN Telecom. Nguồn tin này cho hay, nếu được Chính phủ đồng ý Hanoi Telecom sẽ mua lại toàn bộ EVN Telecom với giá cả và điều kiện đúng như hợp đồng đã ký giữa EVN Telecom và VTC trước đó.

EVN Telecom vẫn đang đợi "bến đỗ" mới.


Hiện, Hanoi Telecom và EVN Telecom đang có chung giấy phép băng tần 3G và mỗi bên được sử dụng 1/2 bằng tần này.

Nguồn thông tin này khiến những “đồn thổi” về việc sáp nhập hãng viễn thông EVN Telecom bỗng dưng bị “nhiễu sóng”. Bởi trước đó không lâu, nhiều nguồn thông tin đã khẳng định, rất có thể doanh nghiệp nhận chuyển giao EVN là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). VnExpress trích dẫn ý kiến của một lãnh đạo Viettel, cho biết, rất có thể hãng viễn thông này sẽ mua lại phần phần vốn của EVN tại EVN Telecom.


Thậm chí, theo nguồn tin của VnEconomy, thực tế việc sáp nhập giữa EVN Telecom vào Viettel đã và đang được bàn thảo và sẽ chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ. “Đây đều là doanh nghiệp của Nhà nước nên việc sáp nhập như thế nào sẽ do Chính phủ quyết định, khả năng, sang tháng 11, Chính phủ sẽ có kết luận chính thức”, một vị lãnh đạo của EVN Telecom cho biết.


EVN Telecom là mạng di động thứ 6 tại Việt Nam, sở hữu đầu số 096 và băng tần 450 MHZ. Đây là băng tần thấp và khả năng nhiễu sóng cao. Vì thế, sau gần 7 năm triển khai, EVN Telecom rơi vào tình cảnh rất khó khăn, lượng thuê bao phát triển thấp, doanh thu cũng không đạt được mức kỳ vọng. Hiện EVN Telecom đang nợ tiền rất nhiều đối tác trong đó có Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.


Trước đó, trong Quyết định số 55/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Nhà nước chỉ nắm cổ phần chi phối (trên 50%) đối với 5 doanh nghiệp viễn thông từ ngày 1/12/2011, không có EVN Telecom.

Điều này có thể hiểu, tới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ không còn “bao bọc” đứa con EVN Telecom nữa. Tuy nhiên, cả ba trường hợp là bán cổ phần, cho thuê lại hoặc tuyên bố phá sản đều rất khó thực hiện trong bối cảnh hiện này và gần như sẽ không thể xảy ra. Vì những lý do như doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, vị thế cũng như thương hiệu của doanh nghiệp thấp...

Vì vậy, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, phương án Chính phủ sẽ sáp nhập EVN Telecom với một doanh nghiệp Nhà nước khác là có khả thi hơn cả. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc sáp nhập giữa EVN Telecom và Viettel cũng đơn giản về thủ tục pháp lý vì đều là doanh nghiệp Nhà nước. Việc sáp nhập chỉ là sang tên, đổi chủ và trên cơ sở bàn giao nguyên trạng cơ sở hạ tầng.

Theo Datviet

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng