Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Triển vọng kinh tế 6 tháng cuối năm 2019

  Thứ Tư, Ngày 10 Tháng 7, 2019, 11:39
Triển vọng kinh tế 6 tháng cuối năm 2019

6 tháng cuối năm nền kinh tế được dự báo có mức tăng trưởng tốt, có thể đạt mức 6,6% theo Ngân hàng Thế giới (WB). Một số ngành kinh tế mũi nhọn dự kiến có sự bứt phá tích cực.

Tín hiệu tích cực những tháng cuối năm

Điều này được WB thể hiện rõ tại báo cáo "Điểm lại: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam" công bố mới đây tại Hà Nội.

Theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB, ông Sebastian Eckardt, dự báo các chỉ số tăng trưởng kinh tế của WB khá sát so với kết quả điều tra kinh tế Việt Nam do Tổng cục Thống kê quốc gia công bố ít ngày trước đó.

Mặc dù, mức dự báo tăng trưởng 6 tháng cuối năm dự báo ở mức 6,6% thấp hơn nhiều mức 6,8% quý I/2019, cũng như 7,5% trong quý I/2018 và 7,1% trong cả năm 2018 nhưng đây là mức tăng trưởng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, chấp nhận được. Đã có tác động bên ngoài đến nền kinh tế Việt Nam nhưng nội tại nền kinh tế vẫn có mức tăng trưởng tốt, ông Sebastian Eckardt nhấn mạnh.

Với việc ký kết thành công hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU sẽ tạo ra những cơ hội to lớn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hai bên trong thời gian tới. Ở góc độ xuất khẩu, EU đang là một bạn hàng lớn của Việt Nam với thị trường 512 triệu dân, mức thu nhập cao. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, thâm dụng nhiều lao động của Việt Nam khai phá triệt để như: dệt may, da giày, nông sản, đồ gỗ…

Tuy nhiên, theo ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia WB Việt Nam, để nắm bắt tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại đem lại, Việt Nam cần phải có những điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý về: chính sách tài khóa, chính sách xuất khẩu, minh bạch thông tin cho nhà đầu tư…

Ngành công nghiệp không khói sẽ là động lực tăng trưởng mới

Trong báo cáo của WB cũng nhận định, ngành du lịch Việt Nam sẽ là động lực tăng trưởng lớn của Việt Nam trong thời gian tới. Bởi trong năm 2017, ngành du lịch đã đóng góp đến 8% vào GDP. Đây cũng cho là mức tăng trưởng đột phá mạnh mẽ của ngành này.

Các chuyên gia kinh tế của WB cũng cho rằng, mặc dù Việt Nam có những dư địa tích cực để phát triển ngành công nghiệp du lịch nhưng Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách khung trong dài hạn. Cụ thể  WB khuyến nghị về những ưu tiên chính gồm: Tăng cường phối hợp quy hoạch điểm du lịch và phát triển sản phẩm; đa dạng hóa sản phẩm du lịch và thị trường nguồn khách; phát triển kỹ năng của lực lượng lao động ngành du lịch; tăng cường kết nối chuỗi giá trị du lịch ở địa phương; cải thiện về quản lý luồng khách; nâng cao chất lượng và năng lực hạ tầng điểm du lịch, bảo vệ các tài sản văn hóa và môi trường.
Ngoài ra, muốn ngành du lịch Việt Nam phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, Việt Nam phải giải được bài toán quá tải khách du lịch ở một số địa điểm thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM. Bởi vì tình trạng cháy phòng, cơ sở hạ tầng lưu trú không đáp ứng nhu cầu của một số khách hàng khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản vẫn còn tồn tại dai dẳng.

Bên cạnh đó, mặc dù thu hút được lượng khách lớn, nhưng Việt Nam chưa có nhiều chương trình, gói du lịch để khuyến khích du khách tiêu dùng; đặc biệt là lượng khách đến từ các quốc gia phát triển... Vì vậy, “thời gian tới, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần xây dựng lại các tour, tuyến; bám sát lịch sinh hoạt của khách hàng để tăng khả năng chi của khách, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB, khuyến cáo.

Anh Phương/vccinews.vn

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng