Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

TSV tiên phong cùng Ninh Thuận phát triển năng lượng tái tạo

  Thứ Bảy, Ngày 10 Tháng 3, 2018, 14:50
TSV tiên phong cùng Ninh Thuận phát triển năng lượng tái tạo

Hòa trong không khí mừng xuân mới 2018, ngày 20/1/2018 Công ty cổ phần TSV và đối tác The Blue Circle đã tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 dự án nhà máy điện gió Đầm Nại tại Ninh Thuận. Đây là dự án điện gió đầu tiên đi vào hoạt động thương mại tại tỉnh Ninh Thuận tạo tiền đề, đặt nền móng quan trọng để Ninh Thuận sớm trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Văn Điện, Chủ tịch Công ty Cổ Phần TSV kiêm Tổng Giám đốc Công ty liên doanh điện gió Đầm Nại, Ninh Thuận. Quốc Hưng thực hiện.

Xin chúc mừng liên doanh TSV và The Blue Circle khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 dự án nhà máy điện gió Đầm Nại! Xin ông cho biết một số thông tin về giai đoạn 1 của dự án nhà máy điện gió Đầm Nại mà đơn vị vừa hoàn thành? 

Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, sau một thời gian ngắn khảo sát và hoàn thành các thủ tục pháp lý của dự án, xây dựng dự án, hôm nay chúng tôi rất vui mừng và tự hào khánh thành giai đoạn 1 của dự án nhà máy điện gió Đầm Nại. Đây là một dự án trọng điểm, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đã đề ra. 

Giai đoạn 1 của dự án chúng tôi đã đưa vào vận hành 3 tuabin với công suất mỗi tuabin 2,625 MW và tổng vốn đầu tư 15 triệu USD. 

Ông Đỗ Văn Điện

Chỉ trong vòng 1 năm kể từ khi nhận giấy chứng nhận đầu tư, TSV đã hoàn thành giai đoạn 1. Điều gì đã giúp TSV đạt được tiến độ nhanh như vậy, thưa ông?

Như các bạn đã biết, thời gian để hoàn thành các thủ tục pháp lý cho dự án điện gió vào khoảng 3 năm, nhưng với dự án nhà máy điện gió Đầm Nại chúng tôi đã hoàn thành xin phê duyệt dự án trong vòng 11 tháng, thời gian xây dựng là 3 tháng, và chúng tôi đã đưa dự án vào vận hành thương mại trong tháng 10/2017. Mặc dù thời gian hoàn thành hồ sơ dự án rất ngắn nhưng liên doanh chúng tôi là The Blue Circle và TSV đã huy động tối đa nguồn lực, hoàn thành tất các thủ tục pháp lý để thực hiện dự án một cách nhanh nhất, quyết tâm đưa vào vận hành thương mại đầu tiên của Ninh Thuận. 

Đây là thành công bước đầu, thể hiện năng lực, quyết tâm của nhà đầu tư cũng như sự hỗ trợ, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở ban ngành tỉnh; sự hỗ trợ đắc lực của nhân dân trong vùng dự án trong công tác đền bù giải tỏa.

Cho đến nay, dự án điện gió Đầm Nại là dự án điện gió đầu tiên và cũng là dự án triển khai nhanh nhất tại Ninh Thuận. GIZ và các đối tác nước ngoài khi làm việc với chúng tôi cũng nhận xét chưa có một dự án nào trên thế giới có tiến độ thực hiện nhanh như vậy. Các tổ chức tài chính quốc tế đã đánh giá rất cao liên danh của chúng tôi và coi đây là mô hình mẫu cho sự hợp tác quốc tế để đầu tư phát triển các dự án về năng lượng tái tạo tại Việt nam.


Giai đoạn 1 đã xong với tiến độ rất ấn tượng, giai đoạn 2 mà TSV khởi công hôm nay sẽ có quy mô và tiến độ ra sao, thưa ông?

Sau khi đưa vào vận hành, sản lượng điện thương phẩm những tháng đầu đã cho thấy mặc dù hiệu quả chưa cao nhưng các chỉ số đều nằm trong phương án tính toán ban đầu của chúng tôi, chính vì vậy chúng tôi đã quyết định đầu tư xây dựng nhanh giai đoạn 2 với 12 tuabin, tổng công suất của giai đoạn 2 là 30MW và tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Chúng tôi tiếp tục dùng loại tua bin 2,625 MW và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động thương mại tháng 11/2018, hàng năm cung cấp khoảng 110 triệu kWh cho lưới điện quốc gia. 

Sau giai đoạn 2 chúng tôi sẽ xây dựng khu vực mở rộng đưa tổng công suất khu vực Đầm Nại đạt khoảng 105MW, với tổng đầu tư khoảng 180 triệu USD, hàng năm cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 330 triệu kWh. 

Chính quyền và nhân dân Ninh Thuận rất kỳ vọng vào các dự án điện gió. Xin ông cho biết giá trị kinh tế - xã hội mang lại cho tỉnh khi dự án nhà máy điện gió Đầm Nại nói riêng và các dự án khác nói chung hoàn thành? 

Riêng với dự án nhà máy điện gió Đầm Nại khi hoàn thành 105kw thì mỗi tháng chỉ riêng thuế VAT tỉnh Ninh Thuận có thể thu về khoảng 8 đến 10 tỷ đồng, một năm sẽ thu khoảng 100 tỷ đồng. Nếu tỉnh Ninh Thuận có 10 dự án như vậy thì mỗi năm riêng thuế VAT thu được là 1000 tỷ đồng, đó là số tiền lớn. Ngoài ra tỉnh sẽ thu được các loại thuế khác . 
Tôi được biết, hiện trên địa bàn tỉnh có rất nhiều dự án điện gió và điện mặt trời đã được cấp chứng nhận đầu tư, nếu tất cả dự án đều được triển khai thì sẽ đóng góp rất lớn về nguồn thu, tạo cảnh quan rất đẹp để kích cầu thị trường du lịch, bất động sản…, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Bất kỳ một dự án nào, dù là điện gió, trong quá trình triển khai đều có những tác động nhất định tới môi trường sinh thái cũng như môi trường sống của người dân trong vùng. Vậy TSV đã quan tâm như thế nào đến vấn đề này? 

Tôi muốn nói thêm về những giá trị mà người dân có thể hưởng lợi từ dự án. Như các bạn đã biết, khu vực Đầm Nại trước đây khi chưa có dự án là một cánh đồng với giao thông rất hạn chế. Đường nội đồng rất nhỏ nên bà con đi lại và vận chuyển nông sản chủ yếu bằng xe máy và máy cày thô sơ. Nay, khi chúng tôi bắt tay thực hiện dự án đã làm một con đường rộng 8 m để xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng có thể ra vào dự án. Con đường này sau khi dự án hoàn thành chúng tôi sẽ bàn giao lại cho tỉnh quản lý giúp người dân đi lại và vận chuyển nông sản rất thuận lợi. 

Hiện nay các hộ dân không có sân phơi lúa, tỉnh cũng chưa tìm được vị trí thích hợp để quy hoạch sân phơi lúa cho bà con trong khu vực. Dự án của chúng tôi có khoảng 40 bãi để cẩu và tập kết thiết bị, sau khi dự án xây dựng xong sẽ đã tạo ra khoảng 40 sân phơi lúa, được đổ bê tông, diện tích gần 2.000 m2/sân. Chúng tôi sẽ cho chính quyền địa phương và bà con trong khu vực mượn những bãi cẩu này để làm sân phơi lúa. Chính quyền địa phương sẽ tiết kiệm được một khoản tiền rất lớn chi phí đầu tư xây dựng khu vực làm sân phơi lúa cho các hộ dân.

Đối với công tác đền bù, trong quá trình đền bù giải tỏa, chúng tôi luôn quan tâm lắng nghe ý kiến của người dân và giải quyết trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên. Đối với những hộ gia đình có diện tích nhỏ từ 200 m2 trở xuống không nằm trong diện tích giải tỏa được chúng tôi tạo điều kiện hỗ trợ đền bù thỏa đáng. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cũng với địa phương trong công tác an sinh xã hội, hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo của huyện, của tỉnh. 

Về vấn đề môi trường, dự án của chúng tôi được thực hiện theo tiêu chuẩn môi trường của thế giới với sự giám sát rất chặt chẽ của chính quyền địa phương và các tổ chức giám sát môi trường quốc tế. 

Xin ông chia sẻ thêm về định hướng của TSV trong năm nay và những năm tới? 

Trong năm nay, chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn thành và đưa các dự án sau vào hoạt động thương mại: Dự án nhà máy điện gió Đầm Nại – Giai đoạn 2; Dự án điện gió Phước Minh – 27,3 MW; Dự án điện mặt trời Adani Phước Minh – 50 MW; đồng thời, tiếp tục hoàn thành cấp phép cho giai đoạn mở rộng của dự án điện gió Đầm Nại (mở rộng); nghiên cứu đầu tư nhiều dự án điện gió khác tại Ninh Thuận, kể cả những dự án mà nhà đầu tư khác không triển khai. 

Chúng tôi cũng đã và đang đầu tư vào nhiều tỉnh thành khu vực miền nam, Lào, Campuchia và đặt mục tiêu 3 năm tới sẽ đưa vào vận hành khoảng 500 MW điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam và khoảng 200 MW tại Lào và Campuchia.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng