Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

“RÀO CẢN” CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG

  Thứ Ba, Ngày 29 Tháng 12, 2015, 7:52
“RÀO CẢN” CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG

Việc nhận thức chưa rõ ràng về câu chuyện lãi suất và hành lang pháp lý dành cho các Cty tài chính – một trong những kênh cho vay tiêu dùng chủ chốt đang là những “rào cản” khiến loại hình cho vay này chưa phát huy được sức mạnh…

Với dân số hơn 90 triệu dân, dự báo sẽ đạt tới 100 triệu dân vào năm 2025, VN đang được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng phát triển hình thức cho vay tiêu dùng hàng đầu trong khu vực.

Hiểu sai về lãi suất

Theo các chuyên gia, vấn đề chưa rạch ròi giữa lãi suất cho vay tiêu dùng của các Cty tài chính với lãi suất vay của ngân hàng thương mại, lãi suất tín dụng đen… đang được xem là một trong những trở ngại. Hiện nay, dải lãi suất cho vay tiêu dùng (tín chấp) của các Cty tài chính dao động khoảng từ 25% – 50%, trong khi lãi suất cơ bản của NHNN đang duy trì ở mức 9%. Nếu chỉ nhìn về con số thì rõ ràng lãi suất cho vay tiêu dùng của khối DN này đang cao đáng kể so với mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng nếu so sánh biên độ giữa lãi suất cho vay tiêu dùng và lãi suất cơ bản với các nước khác thì Việt Nam đang duy trì mức lãi suất khá tương đương. Cụ thể, lãi suất của Mỹ là 8%-36%/0,25%; EU là 15%-25%/0,25%; Trung Quốc là 10%-40%/6%…

Thậm chí, nhiều người vẫn đánh đồng hai khái niệm khiến cho vay tiêu dùng của khối DN này lâu nay bị khoác lên mình một chiếc áo tối màu. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, cần hết sức tránh sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm: Lãi suất thỏa thuận giữa người cho vay và đi vay trên cơ sở thương mại và lãi suất áp đặt trong tín dụng đen, vẫn thường được gọi là lãi suất “cắt cổ”.

Theo vị chuyên gia này, sẽ rất khó mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng của Cty tài chính nếu như ấn định trần lãi suất chung cùng với các hình thức tín dụng khác. Trần lãi suất dự kiến 20%/năm là hoàn toàn xa rời thực tế, nhất là ở một thị trường đang phát triển và còn phụ thuộc nhiều vào tín dụng NH như ở Việt Nam.

Trên thực tế, tổ chức tín dụng là một những định chế cho vay chuyên nghiệp, do đó cho dù được phép thỏa thuận mức lãi suất thì họ vẫn sẽ giữ lãi suất ở mức cạnh tranh và hợp lý nhất, mức này hoàn toàn có thể có tính chất quyết định mức lãi suất của thị trường. Vì vậy, các giới hạn đặt ra đối với cho vay cần tham khảo ngay trên mức lãi suất hiện hành của các ngân hàng và các Cty tài chính, bởi cả hai đều là giao dịch hợp pháp, và các tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng và theo xu hướng thị trường.

Rõ ràng, lãi suất đang là một trở ngại lớn nhất đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng, đã có nhiều ý kiến lo ngại cho vay tiêu dùng với lãi suất cao như hiện nay rất có thể trở thành “đầu mối” của tín dụng đen. Theo phân tích của chuyên gia tài chính ngân hàng – TS Lê Xuân Nghĩa, tín dụng tiêu dùng hay hoạt động cho vay của Cty tài chính không những không phải là tín dụng đen, mà còn là một “cứu cánh” cho những “khách hàng” của nạn “tín dụng đen”. “Chúng ta nên hiểu rằng, đi liền với rủi ro cao bao giờ cũng là lãi suất cao. Cao ở đây là so với các khoản vay giá trị lớn, thời gian dài và có tài sản đảm bảo, chứ nếu so với những rủi ro tiềm ẩn của loại hình vay tiêu dùng tín chấp thì lãi suất này mới chỉ đủ bù cho các chi phí vận hành” – TS Lê Xuân Nghĩa giải thích.

Hành lang pháp lý phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Cty tài chính hoạt động.

Thiếu hành lang pháp lý

Đã đến lúc cho vay tiêu dùng cần được quan tâm hơn và trả về đúng vai trò, vị trí của nó trong đời sống kinh tế, xã hội. Nhưng hiện hành lang pháp lý của cho vay tiêu dùng vẫn đang được coi là chưa “hợp tình, hợp lý” nếu không muốn nói đây là nguyên nhân, trở ngại chính khiến cho loại hình cho vay tiêu dùng chưa phát huy hết tác dụng của nó.

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc NHNN cho biết, hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cho vay tiêu dùng đang rất nỗ lực để có thể quản lý hoạt động này với hai mục tiêu chính là bảo vệ người đi vay và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Song, nếu không có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng sẽ khó có thể đưa loại hình này phát triển kịp với nhu cầu tiếp cận tài chính phục vụ tiêu dùng của người dân.

Một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ đảm bảo sự hài hòa giữa các chức năng bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

“Hành lang pháp lý phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Cty tài chính hoạt động, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh và thu hút được khách hàng tốt hơn” – TS Thanh nói.

Quốc Anh/DDDN

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng