Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Chính phủ không để ngân hàng đổ vỡ

  Thứ Năm, Ngày 27 Tháng 10, 2011, 12:23
Chính phủ không để ngân hàng đổ vỡ Chính phủ không để ngân hàng đổ vỡ

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Chính phủ và các các cơ quan chức năng là nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc tăng quy mô, tăng hiệu quả và phải có lộ trình. Trong mọi trường hợp phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, kiểm soát chặt chẽ không để ngân hàng đổ vỡ.


Đó là thông tin được Uỷ viên trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 11 do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều tối 4/11 tại Hà Nội.

Duy trì mục tiêu tăng trưởng 6%, lạm phát dưới 18%

Bộ trưởng cho biết, trong hai ngày 3 và 4/11 tại Hà Nội, Chính phủ đã họp thường kỳ tháng 11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ thống nhất đánh giá: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2011 tiếp tục có những chuyển biến tích cực nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 10/2011 tăng 0,36%, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm; thu ngân sách đạt yêu cầu, 10 tháng ước đạt 530 nghìn tỷ đồng, bằng 89,1% dự toán năm; chi ngân sách bằng 79,2%. Xuất khẩu 10 tháng ước đạt trên 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ. Nhập siêu tháng 10 đã giảm mạnh, bằng 9,6% kim ngạch xuất khẩu; nhập siêu 10 tháng năm 2011 xấp xỉ 10,8 % thấp hơn nhiều so với mức phấn đấu đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP (không quá 16%). Cùng với đó, các chính sách an sinh xã hội được ưu tiên và tích cực triển khai, an ninh quốc phòng đảm bảo, chống tham nhũng, cải cách hành chính được chú trọng...

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực đạt được, Chính phủ nhận định hiện còn không ít các khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực tới kinh tế nước ta. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê chính xác số lượng doanh nghiệp dừng sản xuất, phá sản.

Ảnh minh họa

Họp báo Chính phủ thường kỳ tại Hà Nội chiều 4/11. ảnh QT

"Hiện đang có rất nhiều khó khăn: Số lượng các doanh nghiệp đăng ký mới so với kỳ trước giảm, trong khi số lượng doanh nghiệp hoạt động khó khăn lại tăng lên, số lượng hàng tồn kho lớn, chứng tỏ sản xuất kinh doanh đang khó khăn, tăng trưởng ăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm, độ trễ của chính sách đang tác động, thị trường bất động sản trầm lắng, thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn, đời sống một bộ phận nhân dân khó khăn. Tuy nhiên Chính phủ đã nhận thức rất rõ những khó khăn này và tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn" - Bộ trưởng nói.

Cụ thể về nhiệm vụ trong những tháng cuối năm, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, theo dõi sát tình hình để kịp thời điều hành linh hoạt, sát với thực tế, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 18%, tăng trưởng 6%, tạo tiền đề đưa lạm phát năm 2012 về mức 1 con số, đồng thời đạt mức tăng trưởng 6- 6,5%.

Giảm lãi suất, tái cơ cấu ngân hàng

Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cụ thể trong những tháng cuối năm được Chính phủ đặt ra là tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó xây dựng và trình Quốc hội kéo dài một số chính sách hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu một số chính sách thuế căn bản trong nhiều năm tới. Đặc biệt, điểm mới của việc hỗ trợ lần này không chỉ được thực hiện với các doanh nghiệp đang làm ăn tốt mà còn chú ý cả  chú ý tới cả doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, các bộ ngành phải tìm các giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Bộ trưởng cho biết Chính phủ đã ghi nhận thực trạng lãi suất ngân hàng còn cao và giao cho Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất huy động và từ đó giảm lãi suất cho vay, thực hiện theo lộ trình. Tuy vậy, tăng trưởng tín dụng sẽ không được nới, NHNN sẽ vẫn duy trì tăng trưởng tín dụng cả năm 2011 ở mức 12% để hướng tới mục tiêu cao hơn về cân đối lạm phát và tăng trưởng.

Ảnh minh họa

Chính phủ đã chỉ đạo NHNN tiếp tục xây dựng giảm lãi suất theo lộ trình.


Chính phủ sẽ tiếp tục các chương trình liên quan đến việc thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ở các lĩnh vực ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, không để bất động sản ảnh hưởng đến ngân hàng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện nhanh việc tái cơ cấu ngân hàng theo nguyên tắc: tăng quy mô, hiệu quả và phải có lộ trình; trong mọi trường hợp phải đảm bảo quyền lợi của người dân, kiểm soát chặt chẽ không để ngân hàng đổ vỡ.

Trả lời báo giới về 'sức khoẻ' của hệ thống ngân hàng, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho biết trong hệ thống ngân hàng có bộ phận gặp khó khăn, hiệu quả không cao nên đặt ra mục tiêu tái cơ cấu để tăng quy mô, hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, Phó Thống đốc nhấn mạnh đó là khó khăn tất yếu trong quá trình phát triển và NHNN vẫn có giải pháp hỗ trợ trong những giai đoạn nhất định. Theo Phó Thống đốc, không nên suy luận ngân hàng lớn là mạnh, nhỏ là yếu mà mức độ an toàn của ngân hàng lại phụ thuộc vào hoạt động phòng ngừa rủi ro ra sao.

Chưa bàn việc tăng giá điện

Trước câu hỏi của báo chí về đề xuất tăng giá bán lẻ điện của EVN, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, vệc điều hành giá điện bám sát các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định tăng trưởng, nhưng về lâu dài theo cơ chế thị trường.

"Chính phủ đã có lộ trình chủ động và cho tới hiện nay, Chính phủ chưa bàn chuyện tăng giá điện. Chính phủ sẽ xem xét bàn vào thời điểm thích hợp, nhưng yêu cầu ngành điện công khai giá thành điện cũng như kết quả sản xuất kinh doanh; việc điều chỉnh giá điện chắc chắn có các giải pháp đi kèm hỗ trợ cho người nghèo, đảm bảo người nghèo không bị thiệt hơn, nếu không muốn nói là lợi hơn"- Bộ trưởng nói.

Liên quan đến việc sắp xếp EVN Telecom, Bộ trưởng cho biết việc này phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ trong việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động có hiệu quả hơn. Theo Bộ trưởng, từ năm ngoái một số đối tác đã trình các phương án mua lại EVN Telecom, đầu tiên là FPT, sau đến VTC, HN Telecom...Hiện Thường trực Chính phủ đang xem xét, nhưng  sẽ quyết định theo nguyên tắc: doanh nghiệp Nhà nước phải tập trung ngành nghề chính, đảm bảo các quy định hiện hành của pháp luật về cạnh tranh, viễn thông và đặc biệt không làm tổn hại đến khách hàng, đối tác...

Nguồn VnMedia

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng