Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Cơ hội nào để VN thành nhà cung cấp toàn cầu?

  Thứ Sáu, Ngày 2 Tháng 12, 2011, 1:35
Cơ hội nào để VN thành nhà cung cấp toàn cầu? Cơ hội nào để VN thành nhà cung cấp toàn cầu?

Xu hướng chuyển dịch đầu tư cũng như tìm kiếm các nhà cung cấp sang Việt Nam đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, khách hàng nước ngoài rất khó khăn trong việc tìm ra nhà cung cấp tại Việt Nam và ngược lại, các DN Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm người mua hàng cho mình.

Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) vừa kết hợp với Tâp đoàn Intertek (Anh quốc) tổ chức Hội thảo về  nhà cung cấp thông minh với mục đích mở ra kênh thông tin để khách hàng và nhà cung cấp dễ dàng liên lạc với nhau.

Ông David Horlock, Giám đốc Chương trình đánh giá của Intertek, trả lời phỏng vấn Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF.VN) - báo VietNamNet về cơ hội để trở thành nhà cung cấp của các DN Việt Nam.

- Ông có đề cập đến xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, Campuchia, Bangladesh... theo ông, xu hướng này đang diễn ra như thế nào?

Ông David Horlock: Xu hướng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, Campuchia, Bangladesh ngày càng rõ rệt. Tại Thái Lan vừa qua, lũ lụt xảy ra đã làm cho hệ thống cung cấp của nhiều nhà đầu tư, khách hàng bị tê liệt, thiệt hại nặng. Nhiều khách hàng, nhà đầu tư đã nhận thấy cần phải tán rủi ro bằng cách chuyển hướng tìm nhà cung cấp và đầu tư vào các khu vực khác.

Tại Trung Quốc, thời gian qua giá nhân công, chi phí thuê mặt bằng, lạm phát... tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của  các nhà đầu tư, khách hàng giảm mạnh. Theo chúng tôi biết, trước đây lợi nhuận của các DN đầu tư tại khu vực miền Nam Trung Quốc ở mức 25% thì nay giảm xuống chỉ còn 5%. Điều này khiến cho nhà đầu tư tìm hướng chuyển nhà máy đến các khu vực mới có chi phí thấp hơn.

David Horlock, Giám đốc Chương trình đánh giá của Intertek

Nhiều nhà đầu tư đã hướng lên các tỉnh phía bắc Trung Quốc nơi có nhân công rẻ, nhất là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công như dệt may. Nhưng lên phía Bắc, cũng có nghĩa là phải bắt đầu lại từ đầu, chính vì vậy một số lớn nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các nước khác như Việt Nam, Campuchia, Bangladesh.

Việt Nam hiện có lợi thế lớn là chi phí nhân công khá thấp, chỉ bằng 1/2 tại khu vực phía Nam Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam có bờ biển dài dễ dàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, thuận lợi hơn nhiều so với chuyển lên phía Bắc Trung Quốc, tức là đi sâu vào nội địa, chi phí vận tải lớn.

Chúng tôi nhận thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, sản xuất linh kiện và đồ nội thất sang Việt Nam; tuy nhiên, lại không thấy sự chuyển dịch của các ngành điện tử, ôtô, đồ chơi... do các ngành sản xuất này có tính tự động hoá cao, sử dụng ít lao động và không bị ảnh hưởng nhiều.

- Theo ông, các DN Việt Nam hiện nay có khó khăn gì khi muốn trở thành nhà cung cấp cho các nhà đầu tư hay các khách hàng nước ngoài?

Ngày nay người mua hàng luôn tìm kiếm các nhà cung cấp có giá cạnh tranh, chi phí thấp nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Đây là thách thức thực sự với các nhà cung cấp Việt Nam. Các DN, nhà máy Việt Nam có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực chất lượng cao không nhiều, vốn ít... rất khó khăn trong việc đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng.

Song, xu hướng chuyển dịch đầu tư và tìm kiếm nhà cung cấp như tôi đề cập ở trên đang diễn ra mạnh mẽ, trong thời gian tới sẽ còn nhiều nhà đầu tư chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam. Vấn đề chính là các DN Việt Nam vươn lên nắm bắt được cơ hội này hay không.

Ngày càng nhiều các đối tác của chúng tôi là những công ty lớn trên thế giới như Nike, Adidas, Walmart, Tesco, Mark & Spencer, Panasonic, Cocacola... chỉ định chúng tôi để đánh giá việc tuân thủ chất lượng cũng như trách nhiệm xã hội của các DN Việt Nam khi sản xuất hàng hoá cho họ.

- Vậy, DN Việt Nam cần làm gì để có thể trở thành nhà cung cấp cho khách hàng, nhà đầu tư nước ngoài, thưa ông?

Các khách hàng của chúng tôi, khi tìm nhà cung cấp, có hai yêu cầu quan trọng hàng đầu. Đó là sự tin tưởng và tính minh bạch. Tức là, các bạn phải cung cấp những thông tin về nhà máy, về DN của mình một cách trung thực và rõ ràng nhất để khách hàng có thể biết rõ.

Nếu muốn hợp tác, họ có thể cùng đầu tư cho nhà cung cấp cũng như hỗ trợ để nhà cung cấp đạt các tiêu chuẩn chất lượng, trách nhiệm xã hội... nhưng có hiểu rõ mới biết chỗ yếu của nhà cung cấp là gì để thay đổi, và như thế sẽ tạo ra sự hợp tác bền vững, lâu dài. Trong quá trình làm việc, tôi chưa thấy khách hàng nào bỏ rơi nhà cung cấp khi nhà cung cấp nói sự thật với họ.

Sẽ còn nhiều nhà đầu tư chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam

Bên cạnh đó, để tham gia vào chuỗi cung ứng, trở thành nhà cung cấp, các DN Việt Nam cần phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cũng như xây dựng các tiêu chuẩn để đạt chất lượng quốc tế trong lĩnh vực cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.

- Intertek có chương trình gì để hỗ trợ DN  Việt Nam trở thành các nhà cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư nước ngoài?

Trong quá trình đánh giá nhà cung cấp tại Việt Nam cho các đối tác, Intertek nhận thấy rằng, mỗi khách hàng sẽ có một yêu cầu riêng, trong khi các DN Việt Nam có thể cùng một lúc sản xuất cho nhiều khách hàng khác nhau dẫn tới sự chồng chéo trong quá trình đánh giá.

Tập đoàn Intertek có lịch sử hơn 100 năm, trụ sở chính ở London, có văn phòng ở hơn 100 nước với 25 ngàn nhân viên, là đơn vị độc lập chuyên kiểm định, giám định, tư vấn, cấp chứng chỉ cho hầu hết các ngành hàng từ gia dụng, nông thổ sản, hoá chất, dệt may, ô tô cho đến dầu lửa, máy bay...

Intertek có mặt tại Việt Nam từ 14 năm qua và chuyên kiểm định, giám định, tư vấn, cấp chứng chỉ cho hầu hết các ngành hàng nêu trên.

Các nhà máy sẽ mất nhiều thời gian đế tiếp các đoàn đánh giá và có một số các yêu cầu của các khách hàng đối lập với nhau làm cho DN lúng túng không biết xử lí theo cách nào. Hơn nữa, có không ít khách hàng nước ngoài rất khó khăn trong việc tìm ra nhà cung cấp tại Việt Nam và ngược lại, các DN Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm người mua hàng cho mình.

Vì vậy, Intertek đã xây dựng một chương trình đánh giá, là sự kết hợp các yêu cầu chung nhất về việc tuân thủ trách nhiệm của các khách hàng lớn trên thế giới đồng thời tuân thủ luật của nước sở tại. Chương trình này được chia ra 5 nhóm là: Đánh giá hiệu quả làm việc; Đánh giá bảo vệ môi trường; Đánh giá nhà cung cấp; Đánh giá an ninh và Đánh giá nhà máy dệt.

Việc làm này sẽ giúp các nhà máy giảm thời gian đánh giá, giảm chi phí trả cho việc đánh giá, đánh giá một lần đươc xem xét trong một thời gian nhất định.

Để có thể quảng bá cho chương trình này tốt hơn, Intertek đã mở một kênh thông tin để các DN và người mua hàng cùng tham gia, có thể liên lạc với nhau dễ dàng hơn. Trang thông tin này có tên là iSupplier Intelligence, tức là tìm kiếm nhà cung cấp thông minh.

Đây là giải pháp đơn giản và thuận tiện nhằm tìm kiếm và quản lý các nhà cung cấp toàn cầu. iSupplier Intelligence  xây dựng một cộng đồng các nhà mua hàng, các nhà cung ứng và các nhà sản xuất nhằm trao đổi những thông tin kinh doanh thiết yếu, tạo cầu nối giữa các bên, khởi đầu cho những mối quan hệ tin cậy trong hợp tác kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa.

Các nhà cung cấp khi tham gia làm thành viên iSupplier Intelligence đều có sự kiểm định từ Intertek về độ chính xác, tính minh bạch và trung thực. Hàng ngày các nhân viên của Intertek sẽ đến từng nhà máy để kiểm định, xác nhận và Intertek chịu trách nhiệm về tính chính xác, độ tin cậy của các nhà cung cấp khi tham gia iSupplier Intelligence.

Theo VEF.VN

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng