Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài

  Thứ Ba, Ngày 22 Tháng 11, 2011, 11:20
Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài

Ngày 15/12/2011, tại TP.Hồ Chí Minh, Cục đầu tư nước ngoài và Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài và các biện pháp thúc đẩy giải ngân”.

Tại Hội thảo, nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài đã được phân tích với những thành tựu và hạn chế, đặc biệt là vấn đề giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua.

 

Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay cả nước thu hút được 13.496 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư còn hiệu lực là 195,9 tỷ USD. Trong số đó có khoảng 65% dự án đã triển khai góp vốn và thực hiện đạt hơn 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% tổng vốn đăng ký.

FDI đã và đang giữ vai trò quan trọng và có tác động lớn thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trên nhiều mặt. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. FDI còn là nguồn đóng góp đáng kể vào ngân sách, xuất nhập khẩu và các cân đối vĩ mô; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy tính minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế…

Thực trạng giải ngân FDI

Số liệu từ VAFIE cho thấy, những năm qua FDI đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế với khoảng 30% tốc độ tăng GDP hàng năm, hơn 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 55% kim ngạch xuất khẩu, 18% thu ngân sách nhà nước ( chưa kể dầu thô), tạo việc làm và hình thành đội ngũ lao động có trình độ lành nghề.

Tuy nhiên, việc giải ngân vốn FDI hiện nay đặt ra những vấn đề cần giải quyết.

Theo báo cáo của VAFIE, tính đến cuối năm 2010 tổng vốn đăng ký FDI là 216 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện mới chỉ đạt 77 tỷ USD, còn 139 tỷ USD chưa giải ngân và trong số này dự báo khoảng 50% không có khả năng thực hiện. Tỷ lệ giải ngân vốn so với vốn đăng ký trong 5 năm 2006 – 2010, trừ năm 2008 là 18% do nhiều dự án có vốn đăng ký hàng tỷ USD, trong đó không ít dự án đã bị thu hồi giấy phép đầu tư. Đã xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư không có năng lực tài chính, lợi dụng các địa phương “trải chiếu hoa đón nhà đầu tư nước ngoài” đã được cấp dự án lớn, nhưng không thực hiện gây ra lãng phí lớn và chưa có chế tài xử lý.

Tình trạng giải ngân chậm của vốn FDI còn có nguyên nhân khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhà đầu tư không có điều kiện về thị trường, vốn, tính dụng để xây dựng các nhà máy. Nguyên nhân chủ quan khác từ đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, như tình trạng giải phóng mặt bằng chậm, thủ tục hành chính còn phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường…

Mặc dù tiến độ giải ngân còn nhiều hạn chế, nhưng theo đánh giá chung của VAFIE thì nguồn vốn FDI  trong 5 năm gần đây vẫn duy trì ở mức tương đối ổn định, ngay cả trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn. Điều này cho thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn còn có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đang kinh doanh ở Việt Nam.

Giải pháp cho FDI

Bộ kế hoạch và Đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đánh giá thực trạng FDI và đề ra định hướng chính sách, giải pháp để nâng cấp FDI trong giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, Bộ Trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư đang chỉ đạo Cục đầu tư nước ngoài và một số vụ, Trung tâm dự báo quốc gia phối hợp với VAFIE xây dựng định hướng chính sách và giải pháp mới, đồng thời sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh khung pháp lý có liên quan đến FDI.

Theo VAFIE, chính sách mới về FDI sẽ có 4 định hướng lớn, đó là: Thứ nhất là Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem xét dưới góc độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng địa phương, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép coi là tiêu chí hành đầu khi thẩm định đầu tư.

Thứ hai là phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon đòi hỏi phải khắt khe hơn với FDI, bởi đã có một số nước lớn di dời sang nước ta các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và thải nhiều khí các bon.

Thứ ba là FDI trong giai đoạn mới phải ưu tiên các ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, tạo ra đột phá về công nghệ của đất nước.

Thứ tư là lao động có kỹ năng cao sẽ thay thế cho FDI sử dụng nhiều lao động. Việc chuyển nhanh từ lao động phổ thông sang lao động có kỷ năng để thích ứng với giai đoạn mới của sự phát triển.

Vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam ngày một nhiều hơn và Việt Nam cũng rất cần nguồn vốn đó để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Những bài học thành công và thất bại trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, trong đó có FDI là tài sản quý giá để Việt Nam khôn ngoan hơn trong việc tiếp nhận vốn đầu tư quốc tế có hiệu quả và phát triển một cách bền vững.

Bài và Ảnh: Quốc Hưng

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng