Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Tái cơ cấu kinh tế: Không thể chậm trễ!

  Thứ Ba, Ngày 4 Tháng 10, 2011, 9:3
Tái cơ cấu kinh tế: Không thể chậm trễ! Tái cơ cấu kinh tế: Không thể chậm trễ!

Ngày 18-10, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Khoa học xã hội Việt Nam cùng tổ chức hội thảo “Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam” quy tụ gần 300 nhà quản lý, khoa học, chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế. Kịch bản kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 - 2014 đã được mổ xẻ kỹ.

Sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu tại Khu công nghệ cao TPHCM. Ảnh: Cao Thăng

Năm 2012, kinh tế vẫn gặp khó khăn

Đến từ WB, ông Deepak Mishra, Kinh tế trưởng đánh giá, môi trường kinh tế toán cầu biến động khó lường. Những vấn đề của các nước phát triển như nợ công, đầu tư nước ngoài, suy giảm kinh tế… đã lan rộng sang các nước đang phát triển, nguy cơ sụt giảm kinh tế toàn cầu đang ngày càng rõ ràng. “Hiện tại, các nước đang phát triển dễ bị tổn thương hơn so với năm 2008 và những tổn thương này lại không dễ để nhận thấy”, ông Deepak nhìn nhận.

Kinh tế thế giới năm 2012 sẽ nhiều khó khăn với các dự báo đưa ra đều thống nhất về triển vọng u ám, thậm chí tồi tệ hơn nhiều so với 2011. Trong khi đó, năm nay, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chỉ số giá cả tăng quá cao và theo cảnh báo của PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong cùng hoàn cảnh quốc tế, nhiều chỉ số kinh tế cơ bản của Việt Nam đều kém hơn so với nhiều nền kinh tế. Khả năng này chắc sẽ xảy ra năm 2012, thậm chí còn gay gắt hơn.

“Di sản” kinh tế Việt Nam năm 2012 theo các chuyên gia là rất khó khăn. Theo ông Thiên, đó là xu hướng giảm tốc tăng trưởng, lạm phát cao, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách nặng nề, đồng tiền yếu kém và chưa có dấu hiệu ngăn chặn một cách chắc chắn. “Năm 2012 là năm khó khăn đặc biệt nghiêm trọng, nền kinh tế phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình hình, ổn định vững chắc, khôi phục lòng tin, hạ thấp mức lạm phát đủ mức giúp doanh nghiệp không tiếp tục phá sản”, ông Thiên khuyến cáo.

Ứng phó chính sách nào cho Việt Nam trong thời gian tới? Theo các chuyên gia, nhờ Nghị quyết 11 nên tín nhiệm của Chính phủ được nâng cao, do đó, chính sách cần ổn định nếu không sẽ ảnh hưởng đến tín nhiệm. “Bỏ Nghị quyết 11 có thể cứu giúp tạm thời cho các doanh nghiệp nhà nước nhiều khoản vay quá hạn nhưng có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định vĩ mô kinh tế và có thể dẫn đến khủng hoảng cán cân thanh toán và ngành ngân hàng”, ông Deepak nói.

Sản xuất dụng cụ y tế tại Công ty TNHH Nikkiso Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) tại KCX Tân Thuận. Ảnh: Đức Trí

Một trong các lựa chọn chính sách cho Việt Nam thời gian tới, theo ông Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, là trong ngắn hạn phải an toàn cho hệ thống ngân hàng; phát triển chuyên sâu và tăng thanh khoản cho thị trường vốn; phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng…

Cũng theo ông Dominic, để ngăn ngừa rủi ro của các doanh nghiệp nhà nước thì phải áp dụng được tính kỷ luật và áp lực cạnh tranh vào các doanh nghiệp này; cổ phần hóa cải thiện hiệu quả kinh doanh. “Với dư địa sử dụng chính sách không còn nhiều, Việt Nam đang là ngoại lệ trong khu vực. Do đó, bây giờ là thời điểm cho cải cách cơ cấu. Chính phủ cần phải thể hiện cam kết chính trị rõ ràng”.

3 mục tiêu trọng tâm

Kịch bản hành động thời gian tới, theo PGS-TS Trần Đình Thiên là tạo lòng tin bằng cách chứng minh năng lực và hiệu lực điều hành của Chính phủ, chấp nhận trả giá để hạ nhanh lạm phát, tái lập ổn định vĩ mô vững chắc, khôi phục lòng tin và phục hồi các cơ sở tăng trưởng. Trong đó, thực hiện các giải pháp mạnh để xoay chuyển tình hình như biện pháp hành chính mạnh, triệt để; tăng lương trong khu vực nhà nước để tăng trách nhiệm. Những biện pháp mạnh đó, để đạt mục tiêu năm 2012 lạm phát chỉ tăng 6% - 7%; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất là 5%.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, trước những khó khăn của nền kinh tế, Chính phủ đã lựa chọn và trình hội nghị Trung ương và Quốc hội các chỉ tiêu và giải pháp mới. Theo đó, thay vì tăng trưởng cao, Chính phủ sẽ ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP do Đại hội Đảng XI đưa ra là bình quân 7% - 7,5%/năm, nhưng tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội năm 2012 chỉ đặt ra 6% - 6,5%. Trong đó, kịch bản điều hành sẽ hướng mục tiêu tăng trưởng 6% và nếu có điều kiện sẽ lên 6,5% nhưng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô.

“Làm thế nào để vài năm tới chúng ta ổn định được kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho các năm tiếp theo có mức tăng trưởng cao hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, mục tiêu trong cả 5 năm tới là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, với 3 trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu thị trường tài chính. Đây là nhiệm vụ khó khăn và phải thực hiện ngay từ bây giờ và không thể chậm trễ hơn được.

Ngọc Quang-SGGP

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng