Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Vàng kìm hãm đà tăng giá hay sẽ lao dốc?

  Chủ Nhật, Ngày 30 Tháng 10, 2011, 15:26
Vàng kìm hãm đà tăng giá hay sẽ lao dốc? Vàng kìm hãm đà tăng giá hay sẽ lao dốc?

Nếu thị trường vàng bị "siết" về thanh khoản và dòng tiền từ vàng có xu hướng tìm đến những kênh đầu tư khác, việc giá vàng trong nước được kéo ngang 2 tháng qua, luôn chênh cao hơn thế giới một cách hoàn toàn khiên cưỡng, là nhằm mục đích gì?

Điểm đặc biệt nhất của thị trường vàng quốc tế trong tuần trước không phải là dao động tăng răng cưa của giá vàng, mà bắt đầu xuất hiện những dự báo khá lạc quan cho tương lai của nó.

David Banister, nhà đầu tư chiến lược tại ActiveTradingPartners.com, cho biết đồ thị kỹ thuật đang hướng vàng trở lại mức cao kỷ lục. Ông là người đã có dự báo tương đối chính xác về đường đi của giá vàng dựa trên đồ thị kỹ thuật, đặc biệt là 3 tháng gần đây. Ông cho rằng thị trường hiện tại đã hoàn thành đợt điều chỉnh từ mức đỉnh cao đầu tháng 9.

"Chúng ta sẽ chứng kiến thị trường lần lượt chinh phục các mức kháng cự quạn trọng là 1.775 USD, rồi đến 1.800, 1.840 và sau đó là 1.900 USD/oz trong khoảng 6 - 10 tuần tới". Về dài hạn, giá sẽ chinh phục đỉnh 2.000 USD/oz trong năm 2012, và sau đó đến 2.380 USD/oz.

Trong khi đó nhà đầu tư có tiếng Dennis Gartman, tổng biên tập của tạp chí Gartman Letter, cho biết ông đang rất lạc quan vào thị trường và sẽ bỏ tiền mua vàng tính theo giá trị USD lần đầu tiên kể từ năm 2009. Tuy nhiên, Gartman cũng thận trọng: "Vàng có nhiều tiềm năng nếu chứng khoán đi lên và đồng USD suy yếu. Nhưng một rủi ro cũng không thể không đề phòng là việc chứng khoán lún sâu sẽ buộc các quỹ bán vàng để bù lỗ".

Nhiều khả năng giá vàng sẽ điều chỉnh giảm cùng với xu thế giảm của chỉ số chứng khoán trong tuần này (ảnh Tuổi Trẻ)

Như chúng ta biết, có nhiều yếu tố có thể tác động đến sự lên xuống của giá vàng. Trong cách phân tích của Gartman Letter, giá vàng phụ thuộc mật thiết vào chỉ số chứng khoán. Việc lấy giá chứng khoán là hệ quy chiếu căn bản cho xu hướng vận động của giá vàng cũng là một nguyên tắc nền tảng trong phân tích và dự báo của chúng tôi, ít ra trong ngắn hạn.

Vậy giá vàng thế giới đang tương quan thế nào với giá chứng khoán? Trong tuần qua, giá vàng thế giới được an ủi khi có tỷ lệ tăng ổn định hơn chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ. Tính đến nay, chu kỳ phục hồi của các thị trường chứng khoán chủ chốt trên thế giới và của giá vàng quốc tế đã kéo dài được khoảng 5 tuần. Trong phần mở đầu của chu kỳ này, giá chứng khoán luôn có xu thế tăng mạnh hơn giá vàng - 15% so với 8%. Nhưng cho đến nay, điều an ủi cho giá vàng là tỷ lệ tăng của nó đã thu ngắn độ cách biệt so với chỉ số chứng khoán: 10% so với 15% của Dow Jones.

Toàn bộ các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ là Dow Jones, S&P500 và Nasdaq đã đều bộc lộ dấu hiệu khó vượt qua được đỉnh gần nhất, nếu không muốn nói là đang có nhiều dấu hiệu điều chỉnh giảm, đặc biệt sau phiên chấn động mà một số chỉ số chứng khoán châu Âu như DAX của Đức, CAC của Pháp đã lao dốc đến 5% do thái độ thiếu nhất quán của thủ tướng Hy Lạp đối với gói cứu trợ của Cộng đồng châu Âu.

Cũng trong 5 tuần qua, có một nét khá tương đồng về mối tương quan của giá vàng thế giới và chỉ số Dow Jones so với giai đoạn tháng 4-5/2008, tức vào thời kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang trở nên khắc nghiệt nhất. Nếu lịch sử của năm 2008 được tái hiện, có thể nói nền kinh tế châu Âu vẫn chưa hết bị đe dọa bởi nguy cơ suy thoái, còn các thị trường chứng khoán vẫn chưa thể hình thành đồ thị giá lên.

Tuy nhiên, việc so sánh mối quan hệ giữa chỉ số chứng khoán Mỹ với giá dầu thế giới và đặc biệt là chỉ số đo lường trạng thái Phố Wall (VIX) trong những tuần qua lại cho thấy có một khả năng là thị trường chứng khoán Mỹ lặp lại vận động của giai đoạn tháng 6-7/2010. Nếu sự tái hiện này được xác nhận, có thể nói đây là kịch bản tốt nhất của Dow Jones trong hai tháng cuối năm 2011 và có thể cả đến đầu năm 2012. Ứng với vận động tăng răng cưa như vậy của giá chứng khoán, giá vàng cũng sẽ có nhiều cơ hội để tái lập lại mốc 1.900 USD/oz như David Banister đã dự báo.

Một điểm đáng chú ý khác là dự báo của David Banister cũng khá trùng với cách đánh giá của John Taylor, chủ tịch của FX Concepts LLC - quỹ đầu tư tiền tệ lớn nhất thế giới. Theo John Taylor, vào đầu tháng 11/2011, giá vàng có thể chạm mức 1.750-1.800 USD/oz.

Nhưng cả David Banister, John Taylor hay Gartman Letter có lẽ đều bị lệ thuộc vào một biến số không mang tính truyền thống, càng không biểu trưng cho hoạt động phân tích kỹ thuật về giá vàng. Đó là nhân tố Hy Lạp. Biến số này đã trở nên quá khó chịu trong tuần qua, biểu hiện bởi những biến động không lường trước được của các thị trường chứng khoán châu Âu và kể cả Mỹ vào động thái có tổ chức trưng cầu dân ý về tiếp nhận gói cứu trợ của châu Âu hay không của Hy Lạp.

Vì thế ít ra trong ngắn hạn, xu thế vận động của giá vàng và giá chứng khoán lại khá phụ thuộc vào yếu tố địa chính trị, bao gồm cả việc Hy Lạp có thể không còn nằm trong Khu vực Eurozone nữa. Sự cứu vãn tình thế tốt nhất cho quốc gia này ngay trước mắt là thủ tướng đương nhiệm Papandreou, vốn đã quá mất uy tín, cần phải từ nhiệm. Thế nhưng mục tiêu này nếu có đạt được thì cũng phải mất thêm một thời gian nữa.

Trong khi đó, Dow Jones đã bộc lộ dấu hiệu đuối sức vào phiên cuối tuần trước. Những dấu hiệu suy giảm cũng lộ ra tại các thị trường chứng khoán Ý, Pháp, Hy Lạp và đặc biệt là Síp. Với những dấu hiệu đó, có khả năng lớn hơn là chỉ số chứng khoán thế giới đang bắt đầu một chu kỳ điều chỉnh giảm, tuy có thể Dow Jones sẽ không phá vỡ đáy cũ, hoặc nếu có phá vỡ thì cũng không quá sâu.

Như thái độ thận trọng của Gartman Letter về việc giá chứng khoán rớt sâu có thể buộc các quỹ phải bán vàng để bù lỗ, giá vàng sẽ không có nhiều lạc quan trong tuần này. Nhìn lên trên, ngưỡng tâm lý 1.800 USD/oz vẫn rất "cứng", trở thành một ranh giới để bán ra hơn là mua vào.

Vì thế, nhiều khả năng giá vàng sẽ điều chỉnh giảm cùng với xu thế giảm của chỉ số chứng khoán trong tuần này hoặc tuần sau.

Trong khi đó, giá vàng Việt Nam cũng đã có sự hưởng ứng ở mức độ nhất định đối với đà tăng nhẹ của giá vàng thế giới trong tuần qua. Tuy vậy, đã liên tiếp 5 tuần nay, hiện tượng sức mua giảm sút cùng không khí giao dịch khá buồn ngủ trên thị trường vàng Việt Nam đã thường lặp đi lặp lại.

Về mặt đồ thị kỹ thuật, cả giá vàng thế giới lẫn giá vàng trong nước đều đang hình thành dạng vận động kéo ngang tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể sa vào chu kỳ lao dốc bất cứ lúc nào. Riêng với thị trường vàng trong nước, động thái "tập quyền hóa" của Ngân hàng nhà nước khi đưa ra dự thảo nghị định về quản lý kinh doanh vàng, với SJC gần như là công ty độc nhất sẽ chi phối hoàn toàn thị trường vàng, không chỉ ở khâu sản xuất vàng miếng mà cả kinh doanh vàng miếng, đã phát ra tín hiệu rõ ràng về khả năng thanh khoản của thị trường vàng sẽ bị co hẹp đáng kể trong tương lai.

Mà nếu thị trường vàng bị "siết" về thanh khoản và dòng tiền từ vàng sẽ có xu hướng tìm đến những kênh đầu tư khác, việc giá vàng trong nước được kéo giăng ngang trong hai tháng qua, luôn chênh cao hơn giá vàng thế giới một cách hoàn toàn khiên cưỡng, là nhằm mục đích gì?

Theo Vef

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng