Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Xung quanh câu chuyện FDI của Việt Nam

  Thứ Ba, Ngày 11 Tháng 10, 2011, 4:48
Xung quanh câu chuyện FDI của Việt Nam Xung quanh câu chuyện FDI của Việt Nam

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến tháng 9/2011, mức cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã giảm 28% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng các nguồn vốn thực hiện lại tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8,2 tỷ USD.

Mức cam kết FDI giảm có nhiều nguyên nhân và nguyên nhân chính là do các công ty mẹ gặp khó khăn. Các nguồn vốn thực hiện tăng cũng chưa vội mừng, mà phải xem nguồn vốn này là từ đâu.

Bởi trên thực tế, khoảng 70% nguồn vốn thực hiện được chuyển từ bên ngoài vào và khoảng 30% là huy động tại chỗ, tức là vay từ các ngân hàng trong nước bằng tài sản thế chấp hình thành từ chính vốn vay...

Trong 70% nguồn vốn từ bên ngoài đó có đến 40 - 45% được chuyển vào Việt Nam bằng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Ngoài ra, nguồn vốn của khu vực FDI có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Các DN FDI có thể vay từ các ngân hàng nước ngoài với lãi suất chỉ khoảng 3 - 4%/năm, trong khi các DN Việt Nam phải vay ngân hàng trong nước với lãi suất gần 20%, thậm chí có thời điểm còn cao hơn.

Điều này cho thấy, các DN sản xuất hoặc kinh doanh các mặt hàng nông sản vốn là lợi thế của Việt Nam có thể mất lợi thế ngay trên đất nước mình và đây là điều đáng báo động.

Mặt khác, các DN FDI luôn được ưu ái hơn DN trong nước rất nhiều. Cách kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng mọi giá được không ít địa phương xem là thành tích phần nào nói lên điều này. Khi những DN FDI này vỡ nợ, ông chủ bỏ trốn để lại tài sản thế chấp không còn mấy giá trị thì ai, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm?

Chín tháng đầu năm, các ngành công nghiệp thu hút nguồn vốn FDI nhiều nhất thuộc lĩnh vực chế biến và sản xuất, với 300 dự án mới đăng ký, tổng vốn trên 4,9 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam.

Về bản chất, Việt Nam kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm mục đích thu hút dòng vốn, thu hút sự chuyển giao công nghệ, giải quyết việc làm.

Nhưng xét về hiệu quả đầu tư và chỉ số thay đổi công nghệ trong 10 năm (1999-2009), tỷ số gia tăng vốn và đầu vào ICOR của khu vực nhà nước, tư nhân và FDI lần lượt là: 7,76; 3,54 và 7,91.

Nhìn ra thế giới, ICOR trung bình của nhóm tăng trưởng cao chỉ có 3,6. Khối FDI có chỉ số ICOR cao nhất và điều đó chứng tỏ hiệu quả là thấp nhất.

Về khía cạnh chuyển giao công nghệ, giai đoạn 2004-2009, hệ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp FDI lần lượt là: 8,6; 3,1 và -17,6.

Theo nghiên cứu này, hệ số TFP của khu vực kinh tế nhà nước cao nhất, mặc dù vốn đầu tư rót vào khu vực này nhiều (đầu tư không hiệu quả), nhưng sự chuyển giao công nghệ là có thật.

Trong khi ở khối FDI hệ số này lại âm (-17,6). Khảo sát ở nhiều DN FDI cho thấy, máy móc, công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều cũ kỹ hoặc đã hết khấu hao.

Như vậy, sự tăng trưởng của khu vực FDI chủ yếu nhờ vào các yếu tố khác, chẳng hạn như lao động rẻ, chứ không phải do công nghệ.

Ngoài ra, thu hút FDI còn là sự trông đợi tạo thêm việc làm, nhưng năng suất nhân tố tổng hợp âm của khu vực này phần nào nói lên sự lạm dụng lao động giá rẻ của Việt Nam. Năm thu hút được nhiều lao động nhất cũng chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số lao động.

Hơn nữa, về dòng vốn, theo số liệu trong Niên giám Thống kê năm 2010, thu nhập thuần túy (chênh lệch giữa chỉ tiêu thu nhập quốc gia (GNI) và tổng sản phẩm trong nước (GDP)) từ nước ngoài giảm (âm) liên tục từ 2000-2010, từ hơn 6.000 tỷ đồng năm 2000 đến trên 82.000 tỷ đồng năm 2010.

Như vậy, mỗi năm bình quân phía Việt Nam phải chi trả sở hữu ra nước ngoài tính theo giá hiện hành tăng trung bình khoảng 30% và xấp xỉ 20% theo giá so sánh, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 2000-2010 vào khoảng 7,3%. Vấn đề ở đây là luồng tiền ra tăng lên nhanh chóng theo thời gian có phần đóng góp không nhỏ của khu vực FDI.

Như vậy, các kỳ vọng về dòng vốn, về công nghệ, về thu hút lao động không như mong đợi. Trái lại, khu vực FDI ngày càng đóng góp vào quá trình nhập siêu của Việt Nam mạnh hơn.

Trong khi hầu hết các DN FDI đều báo lỗ, thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, nhiều bãi biển rơi vào tay các ông chủ nước ngoài khiến người dân bản địa không còn được thư giãn, nghỉ ngơi trên chính quê hương mình...

Và thuế thu nhập DN nhà nước không thu được đồng nào mà thuế VAT lại được ưu đãi (bằng 0%) cho khu vực này trong một thời gian dài.

 

BÙI TRINH-DNSG

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng