Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Áp lực cho xuất khẩu

  Thứ Sáu, Ngày 6 Tháng 3, 2020, 7:27
Áp lực cho xuất khẩu

Mặc dù hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 74 tỷ USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay vẫn tăng chủ yếu là do Samsung tăng cường xuất khẩu các mặt hàng mới. Tuy nhiên, nếu so sánh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của hai tháng cuối năm ngoái với hai tháng đầu năm nay, có thể thấy rõ sự sụt giảm rất mạnh. Hai tháng cuối năm ngoái, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 89 tỷ USD, cao hơn 15 tỷ USD.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 với kim ngạch đạt 9,8 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,7%; thị trường EU đạt 5 tỷ USD, giảm 7,7%; ASEAN đạt 3,5 tỷ USD, giảm 9,3%...  Một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao là điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép…

Ngân hàng ANZ dự báo, Việt Nam sẽ thiệt hại ước tính khoảng 0,44 % GDP khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 20% trong 3 tháng đầu năm. Các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn lớn: thiếu nguồn cung đầu vào nhập từ Trung Quốc, và thiếu lực lượng lao động do lệnh phong tỏa, cách ly hoặc hạn chế đi lại đối với nhân công, chuyên gia từ Trung Quốc. Những tác động này là khá lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, việc làm và tiêu dùng của Việt Nam.

Một số ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc sẽ chịu tác động tiêu cực do thiếu nguyên liệu đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng trong khi tồn kho và nguồn thay thế còn hạn chế. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, nhiều ngành sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng như điện thoại, điện tử, máy tính, dệt may, da giày, sản xuất, chế biến nông sản, sắt  thép, bán lẻ… đều đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Thành Vinh (Hà Nội) chia sẻ: "Khoảng 60% doanh số của chúng tôi đến từ việc bán các nông sản tươi sang Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện gần như không thể xuất khẩu vào thị trường này, do ảnh hưởng của dịch Corona".

Đơn cử đối với mặt hàng cá tra, do gián đoạn và ách tắc trong khâu vận chuyển, kho bãi, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 50% trong 2 tháng đầu năm. Các nhà mua hàng tại Trung Quốc cung cấp cho hệ thống siêu thị, nhà hàng cũng cắt giảm đặt hàng do người dân hạn chế mua sắm tại các siêu thị hay đến nhà hàng ăn uống. Dịch bệnh lần này giáng thêm một đòn mạnh vào các doanh nghiệp XK cá tra vốn đang gặp khó. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 11% trong năm 2019 với giá trị đạt 2 tỷ USD do dư nguồn cung.

Tuy nhiên, cánh cửa không hoàn toàn đóng với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Việc các nhà máy chế biến cá tại Trung Quốc chưa làm việc dẫn tới thiếu hụt nguồn cung thịt cá đặc biệt là tại thị trường EU cũng là cơ hội trước mắt cho các doanh nghiệp cá tra. Tại thị trường Mỹ lượng hàng tồn kho cũng đã hết, cuối năm 2019, Mỹ chính thức công nhận hệ thống kiểm tra xuất khẩu của Việt Nam tương đương với Hoa Kỳ. Đây là tin vui đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường, khẳng định năng lực kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Về các giải pháp, ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) chia sẻ, năm 2020, Hapro tiếp tục mở rộng thị trường, phát triển thêm các mặt hàng xuất khẩu mới. Trong đó, tập trung vào các thị trường xuất khẩu chính như: Đông Nam Á, Tây Á, khu vực Trung Đông, châu Phi, Liên minh châu Âu (EU).

Tin vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, 23 tổ chức tín dụng cho biết đã miễn, giảm lãi suất, khoanh, giãn nợ... cho 44.000 khách hàng với dư nợ tín dụng lên tới 222.000 tỉ đồng.

Bộ Công Thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong thời gian tới cần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa và tăng cường tìm hiểu các thị trường mới để xuất khẩu. Mặt khác, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc hoạt động xuất khẩu theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng, triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu, tránh phát sinh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Hương Ly (Vietnam Business Forum)

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng