Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Dồn tổng lực vực dậy nền kinh tế

  Thứ Tư, Ngày 15 Tháng 4, 2020, 14:35
Dồn tổng lực vực dậy nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bốn nội dung chính để giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Đó là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Lường trước những diễn biến xấu

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2020 đạt 3,82% - mức thấp nhất trong 10 năm qua; các ngành dịch vụ chịu chịu tác động mạnh nhất từ dịch Covid-19, tăng trưởng khu vực dịch vụ chỉ đạt 3,27%, thấp nhất so với cùng kỳ các năm 2011-2020.

Trong bối cảnh đó, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông”. Trong quý I, có gần 34,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. 12,2 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Có khoảng 10% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất. Một số ngành, lĩnh vực như du lịch, lưu trú, nhà hàng cắt giảm từ 70-80%. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, nếu diễn biến dịch không có thay đổi lớn, ước tính quý II sẽ có trên 250 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và 1,5-2 triệu lao động bị ngừng việc. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh hơn, ước tính quý II sẽ có 400 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc.

Bối cảnh suy thoái thậm chí còn được các chuyên gia kinh tế nhìn nhận nặng nề hơn cả khủng hoảng tài chính năm 2008. Quyết tâm vực dậy nền kinh tế, Việt Nam cũng đã có đưa ra các gói hỗ trợ dựa trên bốn nội dung hỗ trợ chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư công, hỗ trợ người dân và đảm bảo an ninh xã hội.

4 gói hỗ trợ lớn

Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Chính phủ đã đưa ra hai giải pháp về chính sách tài khóa và chính sách tín dụng. Thứ nhất, gói tiền tệ 300.000 tỷ đồng giúp doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, giãn nợ để duy trì hoạt động. Thứ hai, Nghị định 41 gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiền thuê đất với trị giá 180.000 tỷ đồng.

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hoàn thiện quy định pháp luật, góp phần giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đang lên kế hoạch triển khai gói chính sách miễn giảm phí, lệ phí 40.000 tỷ đồng, sẽ bố trí nguồn, bảo đảm nguồn cho phòng chống dịch và cân đối ngân sách trung ương và địa phương.

Nhấn mạnh tầm quan trọng trong lĩnh vực đầu tư tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm phát triển các trung tâm lớn, các vùng động lực, cần có kế hoạch cụ thể thu hút FDI để đón đầu xu thế dịch chuyển đầu tư sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, gói giải ngân vốn đầu tư công gần 700.000 tỷ đồng cũng sẽ được nhanh chóng đưa vào triển khai và kiểm soát chặt chẽ để không xảy ra tình trạng chậm giải ngân, chuyển vốn công trình dự án.

Về an sinh xã hội, Chính phủ đã ban hành gói 62.000 tỷ đồng và yêu cầu Bộ Công an, cơ quan địa phương, thành phố lớn, có kế hoạch, phương án giải pháp cụ thể, đảm bảo an ninh trật tự, chống nạn trộm cắp, tội đầu cơ nâng giá, quản lý di cư, trấn áp thế lực thù địch.

Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp

Phương thức triển khai các chính sách hỗ trợ của Chính phủ vào cuộc sống một cách hiệu quả và công bằng mới thực sự quan trọng. Các Bộ ngành cần ban hành hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp tiếp cận với gói hỗ trợ.

Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, mức độ giãn, giảm thuế trong các gói hỗ trợ ảnh hưởng không lớn vì dệt may làm xuất khẩu không có thuế VAT. Tiền thuê đất tỷ trọng trong chi phí thấp, nên cũng không tác động được đáng kể khi được gia hạn nộp. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lượng lớn lao động như ngành dệt may, da giày, chính sách hỗ trợ quan trọng nhất là hoãn đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp vì chi phí này lên tới 34% của quỹ lương, xấp xỉ 20% chi phí doanh nghiệp.

Mới đây, Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam đã kiến nghị vì các doanh nghiệp ngành này không ở trong diện gia hạn thuế, tiền thuê đất.

TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra quan ngại, việc thực hiện các chủ trương chính sách mà trực tiếp là Chỉ thị 11, 16 của Thủ tướng còn chậm và thiếu nhất quán và vẫn có hiện tượng mỗi địa phương làm một kiểu.

TS. Vũ Tiến Lộc phân tích, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay cần triển khai kịch bản “cứu trợ”. Theo đó, hai công cụ quan trọng nhất của Chính phủ vẫn là chính sách tài khóa và chính sách tín dụng, các biện pháp khác đóng vai trò bổ trợ. Nhưng khi dịch bệnh kéo dài hơn, khả năng thanh toán của phần lớn các doanh nghiệp bị đe dọa, nguy cơ đóng cửa, giải thể tăng lên, thì kịch bản “giải cứu” sẽ được triển khai. Trọng tâm của việc giải cứu doanh nghiệp là chính sách là nới lỏng hơn các chính sách tài khóa tiền tệ, đồng thời tăng cường đầu tư và chi tiêu của nhà nước, thậm chí nhà nước có thể mua lại nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, để tránh đổ vỡ dây chuyền.

Chủ tịch VCCI cho rằng hướng đi quan trọng vừa để kích cầu vừa tạo lập nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo chính là việc tăng đầu tư công, chú trọng những cơ sở hạ tầng của tương lai như công nghệ thông tin, viễn thông và chuyển đổi số.

Sự hỗ trợ cũng cần phải chọn lọc, theo TS. Vũ Tiến Lộc, bất kể tình hình dịch bệnh có diễn biến thế nào, thì cũng sẽ có một bộ phận lớn doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể, rút lui khỏi thị trường. Đó là sự sàng lọc tự nhiên và khắc nghiệt. Vì vậy, định hướng chính sách cũng cần lưu ý chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển đang gặp khó khăn tạm thời do dịch bênh, chứ không phải “cứu tế” những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh.

Hương Ly (Vietnam Business Forum)

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng