Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Hiệp hội DN đóng vai trò tiên phong trong xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính

  Thứ Sáu, Ngày 15 Tháng 11, 2019, 7:23
Hiệp hội DN đóng vai trò tiên phong trong xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính

“Các Hiệp hội doanh nghiệp được mong đợi sẽ là đơn vị cộng tác tích cực và triển khai mạnh mẽ phong trào thúc đẩy kinh doanh liêm chính trong các doanh nghiệp ngành do mình đại diện, cùng hành động tập thể tạo nên tấm lá chắn vững chắc nhằm giảm thiểu, ngăn chặn các rủi ro liên quan tới hối lộ, tham nhũng trong các giao dịch kinh doanh”.

Đây là khẳng định của TS Vũ Tiến Lộc tại hội thảo “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp thông qua thúc đẩy cam kết kinh doanh liêm chính”. Sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp tổ chức sáng ngày 13/11 tại Hà Nội. Đây là một trong các hoạt động trọng tâm của “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ” (GBII) do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP. Dự án nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế minh bạch trong cả khu vực công và khu vực tư, tăng cường nhà nước pháp quyền, phòng chống tham nhũng và xây dựng các điển hình doanh nghiệp có trách nhiệm.

Phát biểu tại hội thảo, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, tham nhũng là một vấn đề toàn cầu không riêng gì Việt Nam. Tham nhũng gây tác động tiêu cực tới toàn xã hội. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mỗi năm mức chi cho tham nhũng tương đương với 5% GDP toàn cầu, khoảng 2,6 nghìn tỉ USD. Tham nhũng làm tăng chi phí doanh nghiệp và tạo ra sự bất ổn cho các công ty. Tham nhũng dẫn đến việc sử dụng ngân sách công kém hiệu quả. Do vậy, việc chống tham nhũng đòi hỏi nhiều nỗ lực của các bên bao gồm Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế và toàn xã hội.

Nhấn mạnh đến vai trò của chống tham nhũng và kinh doanh liêm chính trong cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định, liêm chính là cái neo của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. DNNVV được xem là động lực phát triển của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng, chiếm tới khoảng 98% trong tổng số doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng doanh nghiệp này lại rất dễ bị tổn thương bởi tham nhũng.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, hiện nay có gần 400 hiệp hội doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Thời gian vừa qua, các hiệp hội doanh nghiệp đã sát cánh và đồng hành cùng VCCI trong nhiều hoạt động góp ý và phản biện chính sách, đào tạo và xây dựng năng lực cho các hiệp hội, hỗ trợ và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong việc áp dụng các mô hình kinh doanh mới, có trách nhiệm nhằm triển khai thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Một trong các dấu ấn phối hợp chặt chẽ với VCCI được ghi nhận là sự tham gia tích cực của một số hiệp hội doanh nghiệp tại Hà Nội và TP HCM vào cuộc vận động quy mô nhỏ do VCCI khởi xướng nhằm kêu gọi các hiệp hội doanh nghiệp ký bản “Cam kết Kinh doanh Liêm chính”.

Theo bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, phòng chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan trọng nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Yêu cầu thúc đẩy những giá trị công bằng, liêm chính và minh bạch... để "không bỏ ai lại phía sau" đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên theo bà Caitlin Wiesenthay đổi cần thời gian, vì vậy cần có những mục tiêu rõ ràng cho từng thời điểm để theo dõi tiến độ thực hiện Cam kết, đảm bảo Cam kết không chỉ là một lời hứa mà còn là một công cụ hiệu quả thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, 11 Hiệp hội Doanh nghiệp đã chính thức ký Bản cam kết kinh doanh liêm chính nhằm đề cao giá trị cốt lõi của tính chính trực, tính trách nhiệm và hành vi đạo đức của Doanh nghiệp. Đó là các Hiệp hội như: Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam; Hiệp hội DNNVV thành phố Hà Nội; Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam; Hiệp hội DN thành phố Hà Nôi; Hiệp hội Dược Việt Nam; Hiệp hội DN Tp HCM; Hiệp hội Cao su- Nhựa TP HCM; Hiệp hội Dệt may thêu đan, TP HCM; Hiệp hội Nhựa TP HCM.

Nhấn mạnh về vai trò của các hiệp hội trong việc phòng chống tham nhũng và thúc đẩy kinh doanh liêm chính tại Việt Nam, ông Florian Beranek, Chuyên gia cấp cao về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khẳng định, hiệp hội doanh nghiệp là những tổ chức tiên phong, thu hút các đơn vị thành viên tham gia phòng chống tham nhũng. Các hiệp hội có vai trò thiết lập, thúc đẩy và duy trì các tiêu chuẩn có liên quan; Thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức giữa các bên liên quan nhằm nhân rộng các mô hình kinh doanh liêm chính, có trách nhiệm.

Cũng tại hội thảo, đại diện Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, VCCI đã giới thiệu chương trình cấp, hỗ trợ tài chính cho các Hiệp hội doanh nghiệp (chỉ áp dụng cho các Hiệp hội có tham gia cuộc vận động ký “Cam kết kinh doanh liêm chính”) và hướng dẫn nộp đề xuất ý tưởng dự án. Trong đó, các nhóm hoạt động đề xuất là: Nâng cao nhận thức (hội thảo, hội nghị, công cụ truyền thông); Xây dựng năng lực (đào tạo); Đối thoại chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh… Thời gian thực hiện chương trình là 1 năm, gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020 và giai đoạn 2 từ tháng 4/2020 đến tháng 11/2020.

Thu Hà/VCCInews

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng