Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Kỳ tích 500 tỷ USD

  Chủ Nhật, Ngày 5 Tháng 1, 2020, 12:26
Kỳ tích 500 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 chính thức vượt mốc 500 tỷ USD, về đích ngoạn mục so với kế hoạch tăng trưởng 7-8% đề ra.

Xuất siêu cao kỷ lục

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Xuất khẩu đạt 264 tỷ đôla, đứng thứ 22 thế giới; cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư kỷ lục xấp xỉ 10 tỷ đôla – một con số mà hàng chục năm trước đây Việt Nam không tưởng tượng được”.

Trong bối cảnh toàn cầu tụt dốc, thậm chí nhiều nước rất lớn cũng không thể tăng cao thì thành quả toàn diện năm 2019 mà Việt Nam đạt được (tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động được cải thiện, lạm phát thấp… Chỉ số icor đã giảm từ mức 6,42% năm 2016 xuống còn 6,07% vào năm 2019. Điều đặc biệt là kinh tế vĩ mô ổn định, chính sách tiền tệ, quản lý vĩ mô, ứng phó, xử lý giải quyết các vấn đề rất kịp thời. “Thành tích này chúng tôi xác định rằng có được nhờ sự đóng góp không bàn cãi của ngành Công Thương, của tất cả các doanh nghiệp trong ngành Công Thương”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Năm 2019, có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện (48,73 tỷ USD), hàng dệt và may mặc (29,89 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (32,4 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (16,47 tỷ USD), giày dép các loại (16,49 tỷ USD).

Đáng chú ý, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019 với mức tăng 18,1%, cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước và cao hơn gần 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô - đạt 3,8%). Qua đó tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,95% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù trong cơ cấu này, hàng của doanh nghiệp Việt dù chưa cao bằng FDI song theo Thủ tướng, sự tăng trưởng này cũng đã thể hiện sự lớn mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó tỷ lệ xuất khẩu hàng thô cũng giảm, thay vào đó các hàng hoá qua chế biến được đẩy mạnh hơn.

Vận dụng hiệu quả từ các FTA

Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các FTA đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Nhất là khi cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 55,6 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật, Hàn Quốc...

Tất cả các nhóm thị trường Việt Nam có ký kết FTA và đang thực thi đều ghi nhận tăng trưởng tốt, cho thấy ta đã chủ động khai thác có hiệu quả các FTA đã ký kết. Ví dụ như: Xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 7,6%; xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 10,1%; xuất khẩu sang ASEAN tăng 2,5%; xuất khẩu sang Nga tăng 9,1%; xuất khẩu sang Niudilan tăng 6,8% so với cùng kỳ... Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang Canađa 11 tháng đầu năm đạt 3,5 tỷ USD, tăng 27,2%; xuất khẩu sang Mexico đạt 2,7 tỷ USD, tăng 29,5%).

Mục tiêu năm 2020

Cho rằng năm tới là mốc quan trọng trong giai đoạn 2016-2020 và tiền đề cho giai đoạn sau, Thủ tướng giao chỉ tiêu xuất khẩu chạm mốc 300 tỷ USD ngay trong năm 2020. “Đây là con số rất lớn đòi hỏi các giải pháp và sự nỗ lực. Đi liền với số đó là xuất siêu đạt khoảng 15-17 tỷ USD”, Thủ tướng nói.

Theo ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương, năm 2020, kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc, chủ nghĩa bảo hộ vẫn diễn biến phức tạp sẽ tác động mạnh tới xuất khẩu của Việt Nam. Trong nước, năng suất lao động trong nhiều lĩnh vực còn thấp, năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp còn hạn chế, yêu cầu toàn ngành Công Thương không chỉ cần nỗ lực, quyết tâm cao hơn mà còn phải sáng tạo hơn, đổi mới hơn, khẩn trương, quyết liệt và trách nhiệm để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch.

Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh thời gian tới phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính chính quy của hoạt động xuất khẩu, tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tạo kết nối tốt hơn giữa sản xuất nông nghiệp và thị trường. Chủ động và nghiêm túc trong hội nhập kinh tế quốc tế nhưng bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng cho hàng hóa sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu.

Người đứng đầu Bộ Công Thương quyết tâm: “Bộ Công Thương xác định năm 2020 sẽ là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, chuẩn bị và tạo đà cho Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược 10 năm 2021 - 2030. Năm 2020 cũng là năm cả nước tổ chức nhiều sự kiện, kỷ niệm những ngày lễ lớn: 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập Nước, 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Với phương châm hành động  "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, trách nhiệm, hiệu quả", Bộ Công Thương xin cam kết với Thủ tướng Chính phủ sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao”.

Hương Ly

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng