Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Luật Doanh nghiệp chưa bảo vệ được cổ đông nhỏ?

  Thứ Bảy, Ngày 29 Tháng 2, 2020, 9:30
Luật Doanh nghiệp chưa bảo vệ được cổ đông nhỏ?

Nhiều chuyên gia khẳng định các quy định liên quan đến vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã không còn phù hợp với thực tiễn.

Cổ đông nhỏ đang bị thiệt?

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra tình trạng phổ biến, các cổ đông thiểu số dành dụm số tiền ít góp vào công ty, song lợi ích của họ lại bị các cổ đông lớn hưởng hết.

“Điều này bắt nguồn từ chất lượng quản trị của các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam là rất thấp, do các doanh nghiệp này chủ yếu xuất phát từ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa hoặc doanh nghiệp mang tính chất gia đình, ” ông Tuấn Anh nói.

Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định với các công ty cổ phần, nhóm nghiên cứu cho rằng quyền lợi của các cổ đông thiểu số đang bị chi phối bởi nhóm cổ đông lớn mà nguyên nhân bắt nguồn từ trình độ quản trị yếu kém trong các doanh nghiệp.

“Tôi có thể lấy ví dụ về trường hợp của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (mã chứng khoán VCG) khi một nhóm cổ đông tranh chấp quyền lực đã yêu cầu tòa án phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thi hành Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường ngày 11/1/2019. Sau khi quyết định của tòa án được thi hành, cổ phiếu VCG ngay lập tức giảm giá và các cổ đông của Vinaconex đã bị thiệt hại lên tới 1.236 tỷ đồng (ngày 28/3/2019)”, ông Hiếu dẫn chứng.

Là thành viên chắp bút cho Dự thảo Luật Doanh nghiệp 2020, ông Hiếu khẳng định vấn đề của một công ty lớn không chỉ tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống người lao động và quyền lợi của cổ đông, mà nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của ngành sản xuất thậm chí là nền kinh tế,

Đảm bảo quyền lợi của cổ đông nhỏ như thế nào?

Về phần mình, ông Hiếu đưa ra đề xuất nâng cao cơ chế bảo vệ cổ đông tại các công ty cổ phần thông qua việc mở rộng quyền, phạm vi của cổ đông, nhóm cổ đông trong việc tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động của công ty.

Cụ thể, giảm bớt yêu cầu, điều kiện để cổ đông thực hiện các quyền quan trọng (như triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, xem xét, trích lục biên bản hội đồng quản trị hay như hợp đồng phải thông qua hội đồng quản trị) bằng cách giảm yêu cầu về tỷ lệ sở hữu cổ phần cổ đông lớn từ 10% xuống 5% đồng thời bỏ yêu cầu phải sở hữu cổ phần liên tục từ trên 6 tháng.

Ông Hiếu cũng cho rằng trách nhiệm của người quản lý trong công ty cổ phần phải được nêu rõ và tất cả thành viên hội đồng quản trị có trách nhiệm liên đới nếu vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng khi thực hiện giao dịch có liên quan gây thiệt hại cho công ty, cổ đông.

Đồng thời, ông Hiếu kiến nghị Luật bổ sung quy định giao dịch vô hiệu nếu thành viên hội đồng quản trị bị xác định là vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng hoặc khi những người này vi phạm về giao dịch có liên quan sẽ không được nắm giữ các chức vụ quản lý doanh nghiệp có thời hạn hay vô thời hạn theo quyết định tòa án.

Huyền Trang/DDDN

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng