Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Thị trường bán lẻ: Mô hình nào sẽ “lên ngôi”?

  Thứ Sáu, Ngày 24 Tháng 5, 2019, 11:34
Thị trường bán lẻ: Mô hình nào sẽ “lên ngôi”?

Liên tiếp, các “ông lớn” bán lẻ Châu Âu như Metro, Parkson, Auchan…, và các “tên tuổi” như Parkson (Malaysia) rời đi, dù thị trường Việt Nam được đánh giá là đầy hấp dẫn với sức mua ngày càng tăng cao.

Auchan Retail “tháo chạy”

Thị trường bán lẻ Việt Nam khá “nóng” sau tuyên bố của Chủ tịch Tập đoàn Auchan Retail, ông Edgard Bonte về việc bán 18 siêu thị tại Việt Nam. Quyết định này được đưa ra sau gần năm năm tham gia thị trường mà tập đoàn bán lẻ được ví là Walt mart của nước Pháp này chỉ thu về được 45 triệu euro (50,4 triệu USD) vào năm 2018 và đang tiếp tục trên đà thua lỗ.

Đây không phải là tập đoàn bán lẻ Châu Âu đầu tiên rời khỏi thị trường Việt Nam. Trước Auchan, Casino Group (một hãng phân phối nổi tiếng của nước Pháp) cũng đã bán lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam cho Tập đoàn Central Group của gia tộc tỉ phú Thái Chirathivat với tổng giá trị thương vụ lên tới 1,05 tỉ USD. Một thương vụ khác là Tập đoàn Metro (Đức) cũng đã chuyển nhượng lại hệ thống bán buôn gồm 19 trung tâm thương mại tại 14 tỉnh, thành; năm kho trung chuyển và tổng cộng khoảng 3.600 nhân viên cho Tập đoàn TCC của Thái Lan. Một diễn biến hơi khác với hệ thống trung tâm thương mại Parkson (Malaysia) gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2005, từng nuôi tham vọng mở 2-3 trung tâm tại các đô thị lớn của Việt Nam nhưng vì đuối sức trong cuộc đua giành thị phần nên đã lần lượt phải đóng cửa các trung tâm thương mại khi kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh.

Nếu như điểm chung của những cuộc “tháo chạy” Auchan và Parkson do việc phát triển hệ thống của các tập đoàn không đạt kế hoạch, kết quả doanh thu không như kỳ vọng hoặc thua lỗ thì việc Casino Group “dứt áo” ra đi đã được hoạch định trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn này.

Phân tích sâu hơn, một chuyên gia ngành bán lẻ cho rằng: còn có một điểm chung giữa các tập đoàn bán lẻ đã thua lỗ, đã phải rời khỏi thị trường Việt Nam là phương thức kinh doanh chưa phù hợp với tâm lý và văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Chẳng hạn: đối với trường hợp của Auchan, do hệ thống cửa hàng chỉ được đặt trong các khu dân cư nên không lan tỏa được việc nhân diện thương hiệu. Chuỗi cửa hàng này chỉ phục vụ được cộng đồng dân cư trong khu mà không đủ điều kiện phục vụ khách hàng từ nơi xa đến có nhu cầu đa dạng: mua sắm, vui chơi, ăn uống… Đối với trường hợp của Parkson, thất bại đến rất nhanh khi tập đoàn chỉ nhắm vào nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập cao và xuất hiện tại những tòa nhà được cho là hàng đầu Việt Nam như Paragon, Keangnam Landmark, Cantavil An Phú. Sự thiếu hiểu biết về thị trường còn thể hiện ở chỗ các gian hàng được thiết kế để tận dụng tối đa không gian cho gian hàng khiến áp lực lên khách hàng gia tăng và rời bỏ gian hàng sớm hơn, trong khi văn hóa tiêu dùng của người Việt là tính là đắn đo rất cao trong lựa chọn sản phẩm.

Cơ cấu và mô hình mới của thị trường

Vào thời điểm năm 2016, sau sự kiện Central Group mua xong Big C và trước đó tập đoàn này cũng đã mua và sở hữu 49% cổ phần tại chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Metro Cash & Carry Việt Nam cũng đã về tay một tập đoàn khác của Thái Lan là TCC; ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cảnh báo nguy cơ “chết” đã “cao tới ngang vai rồi” của hệ thống bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây sự trỗi dậy của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã tạo ra cuộc cạnh tranh thực sự sôi động cho thị trường này. Không chỉ cạnh tranh trên mảng đại siêu thị, các doanh nghiệp nội cũng cạnh tranh mạnh mẽ với DN FDI trên các mảng bán hàng trực tuyến, siêu thị mini và hệ thống cửa hàng tiện lợi. Tiên phong là Saigon Co.op với hệ thống Co.opXtra và Co.opXtra Plus và hợp tác với đài truyền hình mở kênh bán hàng HTV Co.op xây dựng hệ thống 300 cửa hàng tiện lợi Co.op Food và Co.op Smile, 2 trung tâm thương mại, 101 siêu thị và đại siêu thị Co.op Mart cùng kênh bán hàng trực tuyến coophomeshopping.vn. Năm 2017, doanh thu của Saigon Co.op lên tới gần 30 nghìn tỷ đồng.

Một DN Việt Khác cũng đang dần trở thành một đối thủ đáng gờm đối với các nhà bán lẻ FDI là tập đoàn VinGroup. Với thương vụ mua lại hệ thống 23 siêu thị FiviMart và mở rộng sự tham gia vào phân khúc đại siêu thị của mình, VinGroup hiện có tới 1.700 cửa hàng tiện lợi Vinmart+, 66 trung tâm mua sắm Vincom Center, khoảng 100 siêu thị Vinmart, hệ thống siêu thị điện máy VinPro/VinPro+ và kênh trực tuyến adayroi.vn.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong phân khúc  siêu thị hàng hiệu thì các thương hiệu hàng đầu Âu-Mỹ vẫn chiếm ưu thế. Đối với phân khúc siêu thị đại chúng sẽ phát triển không theo kiểu cũ mà hình thành các thị trường ngách với những chuỗi bán lẻ chuyên ngành như nội thất và dụng cụ cơ khí xây dựng, chuỗi bán phụ tùng ô tô… Tuy nhiên xu hướng mạnh mẽ nhất sẽ thuộc về hệ thống sự phát triển của cửa hàng quy mô vừa phục vụ như cửa hàng tiện lợi, bán hàng tươi sống thiết yếu. Đồng thời, người Việt đang dần hứng thú với thương mại điện tử khi mà yếu tố địa lý không còn là trở ngại, cộng với các ưu thế khác, khiến loại hình này phát triển với tốc độ ngày càng mạnh mẽ.

Điểm chung giữa các tập đoàn bán lẻ đã thua lỗ, đã phải rời khỏi thị trường Việt Nam là phương thức kinh doanh chưa phù hợp với tâm lý và văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.


Nguyễn Thanh/vccinews

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng