Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Triển vọng tăng trưởng kinh tế từ CMCN 4.0

  Thứ Tư, Ngày 9 Tháng 10, 2019, 10:54
Triển vọng tăng trưởng kinh tế từ CMCN 4.0

Trong một nghiên cứu được công bố hồi tháng 3 năm nay của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), so với kịch bản chỉ có cải cách kinh tế (không thực hiện CMCN 4.0), CMCN 4.0 có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm 28,5 - 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng 7-16% GDP đến năm 2030.

Báo cáo này chỉ ra rằng: mức thấp nhất là quy mô GDP tăng khoảng 28,5 tỷ USD và cao nhất tăng thêm hơn 62,1 tỷ USD. GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 315-640 USD/người vào năm 2030 nhờ tăng năng suất và tăng việc làm. Tăng trưởng sản xuất nhờ CMCN 4.0 tạo ra việc làm mới với mức tăng thuần ước tính 1,3-3,1 triệu việc làm đến năm 2030. Một số công việc sẽ giảm đi trong khi nhiều công việc mới được tạo ra.

Cơ cấu lại dòng chảy kinh tế, ngành nghề và lao động

Theo TS. Phạm Đình Tuyển - Khoa Kiến trúc và Quy hoạch Đại học Xây dựng, mỗi một cuộc CMCN đều sinh ra các nghề mới, nghiệp mới. Vào thời Trung Cổ chỉ có 3 ngành nghề chính: Thần học, y học, pháp luật. Thời Cận đại, một số ngành mới xuất hiện: Dược, khoa học tính toán, bảo hiểm, nha khoa, kỹ thuật xây dựng dân dụng, hậu cần, kiến trúc, kế toán. Tiếp đó là các nghề khác: kỹ thuật cơ khí, thú y, tâm lý học, điều dưỡng, giáo dục, thư viện, công tác xã hội,…

Trên thế giới hiện nay có khoảng 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn.

Ngành nghề ở các nước cũng có sự khác nhau. Một số nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Có nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Tại Việt Nam, theo Quyết định số hệ thống mã ngành Việt Nam gồm 5 cấp với 1.571 ngành.

Lý thuyết 4 thành phần kinh tế (Quaternary sector of the economy) được đề xuất bởi Colin Clark Grant (nhà kinh tế người Anh). Ngoài 3 thành phần kinh tế đã biết, thế giới sẽ hình thành thêm một thành phần kinh tế thứ 4 – Kinh tế liên kết hay Liên kết số. Trong cuộc CMCN 4.0, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Khai thác tài nguyên (khai khoáng, nông nghiệp) giảm xuống còn 10% trong cơ cấu lao động chung của các ngành kinh tế; Sản xuất (công nghiệp, xây dựng) giảm xuống còn 20%; Lao động trong lĩnh vực Dịch vụ và Liên kết số sẽ chiếm 70%, có vai trò chủ đạo trong xã hội.

Các cuộc CMCN cũng mang lại sự biến đổi của các dòng chảy kinh tế. Nếu như Thời kỳ Cổ đại chưa hình thành dòng chảy kinh tế thì đến thời kỳ Cận đại đã bổ sung “Dòng hàng hóa và nhân  lực”; thời kỳ Hiện đại bổ sung thêm “Dòng công nghệ và tài chính”; Giai đoạn Hiện đại với sự xuất hiện “Dòng trí thức và văn hóa” và biến đổi thành “Dòng hàng hóa và nhân lực xuyên quốc gia”; “Dòng công nghệ và tài chính xuyên quốc gia”; “Dòng trí thức và văn hóa xuyên quốc gia” . CMCN 4.0 lại tiếp tục bổ sung thêm khái niệm “Dòng tri thức và văn hóa”.

Một trong những “Dòng tri thức và văn hóa” nổi bật trong cuộc CMCN lần 4 hay nền Kinh tế số là “Dòng dữ liệu số” xuyên quốc gia (Cross-Border Data Flows), sẽ là một trong những nguồn động lực mới cho tăng trưởng và năng suất kinh doanh.

Cơ hội tăng trưởng doanh thu

Báo cáo của CIEM khẳng định, các ngành truyền thống của Việt Nam dự báo sẽ tăng thêm giá trị gia tăng khi thực hiện Cách mạng 4.0. Chẳng hạn, ngành chế tạo sẽ tăng thêm 7-14 tỷ USD tùy mức độ ứng dụng; ngành nông nghiệp truyền thống tăng thêm 4,9 tỷ USD nhờ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất; ngành tài chính sẽ tăng thêm 3,5 tỷ USD nhờ có thêm sản phẩm, dịch vụ và tiết kiệm chi phí; ngành thông tin và truyền thông sẽ tăng thêm 2,5 tỷ USD, tăng 77% so với trường hợp không thực hiện CMCN 4.0...

Bên cạnh các ngành, lĩnh vực truyền thống, Cách mạng 4.0 sẽ thúc đẩy phát triển những ngành, lĩnh vực mới và những ngành này sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam (IoT, Media, kinh tế số, v.v.). Dự báo các ngành này sẽ có doanh thu vào năm 2030 rất cao. Trong đó: thương mại điện tử dự kiến đạt doanh thu 40 tỷ USD; sản xuất thiết bị robot - trí tuệ nhân tạo AI đạt doanh thu hơn 420 triệu USD; phân tích dữ liệu đạt khoảng 730 triệu USD; điện toán đám mây khoảng 2,2 tỷ USD; gọi xe công nghệ khoảng 2,2 tỷ USD, Fintech khoảng1,5 tỷ USD và nông nghiệp thông minh: 1,7 tỷ USD...

Kết quả đó được tính toán dựa trên phân tích, lập mô hình từ các lợi thế lợi thế của Việt Nam như: số dân hiện nay đạt 96 triệu người, trong đó 67% dân số sử dụng internet, 57% dân số tích cực sử dụng mạng xã hội và 73% dân số có điện thoại di động cá nhân...

Theo đánh giá của Viện CIEM, Việt Nam là thị trường tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ CNTT&TT rất lớn. Năm 2018, tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT Việt Nam ước đạt 98,9 tỉ USD (năm 2017 là 91.5 tỷ USD), xuất khẩu ước đạt 94 tỷ USD. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, phát triển IoT là định hướng trọng tâm trong thời gian tới để tạo bước đột phá, đưa ngành công nghiệp ICT Việt Nam mang nhãn hiệu "Make-in-Viet Nam" vươn tầm thế giới.

Trong đó, công nghiệp phần mềm có tốc độ tăng trưởng 13,8% với doanh thu ước đạt 4,3 tỷ USD, xuất khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD. Số doanh nghiệp phần mềm khoảng 10.000 với 120.000 nhân lực. Việt Nam hiện đã sản xuất được 70% các loại thiết bị viễn thông, quyết tâm trở thành nước thứ 4 trên thế giới sản xuất được tất cả các thiết bị viễn thông và tiến đến xuất khẩu.

Nguyễn Thanh/vccinews

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng