Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn tăng vốn đầu tư vào Việt Nam

  Thứ Ba, Ngày 23 Tháng 6, 2015, 18:0
Nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn tăng vốn đầu tư vào Việt Nam

“Việt Nam đã rất thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế với Mỹ nói riêng. Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia tăng 20%, đạt 36,3 tỷ đô la và tính đến năm 2020, con số này có thể tăng lên 72 tỷ đô la nếu xu thế này vẫn tiếp tục duy trì và có thể cao hơn với Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (“TPP”)”. Đây là khẳng định của bà Sherry Boger, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (“AmCham”) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Năm 2014, Việt Nam trở thành nhà cung cấp cho thị trường Mỹ đứng đầu ASEAN, trước cả Malaysia và Thái Lan. Việt Nam chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Mỹ, và có thể đạt 30% năm 2020, nếu xu thế hiện tại vẫn được tiếp tục phát huy.

Trong số các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ thấp nhất, chỉ đạt 5.7  tỷ đô la năm 2014. Giá  trị này có thể tăng lên thông qua việc cải  thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam cho các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ và các nước khác, cũng như các nhà nhập khẩu Việt Nam và nhà phân phối.  Đồng thời, doanh thu của các doanh nghiệp hội viên AmCham và đối tác tại thị trường nội địa của Việt Nam tiếp tục tăng, nhiều công ty AmCham đã tăng vốn đầu tư nước ngoài (“FDI”) tại Việt Nam.  


Cần nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và Chính phủ

Bà Sherry Boger đánh giá, năm 2015, năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SMEs”) tại Việt Nam nhìn chung còn yếu để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho các nhà máy FDI. Chỉ 36% trên tổng số doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất theo định hướng xuất khẩu, so với gần 60% ở Malaysia và Thái Lan. Chỉ có 21% các SMEs Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và sự đóng góp của SMEs trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác.

«Việc cải thiện cơ sở hạ tầng cả về phần cứng và phần mềm có thể giúp tăng tỷ lệ này lên đáng kể. Phát  triển kinh  tế xã hội  trong  tương  lai  sẽ phụ  thuộc vào khả năng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu để chúng ta có thể hưởng  lợi từ các nguồn vốn và công nghệ trên thế giới, tiếp cận thị trường toàn cầu », bà Sherry Boger nói.

Theo bà Sherry Boger, VN cần ban hành pháp luật mới về SMEs và  lựa chọn năm  lĩnh vực công nghiệp để phát triển các cụm công nghiệp và sản phẩm trong chuỗi giá trị: điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, máy móc nông nghiệp, du lịch. Các kế hoạch hành động cần bao gồm hợp tác với khu vực tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, giúp Chính phủ và các doanh nghiệp xác định các chính sách ưu đãi để phát triển SMEs thành công ở các nước khác và các yêu cầu cho việc gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng cường hỗ trợ các cụm công nghiệp. Ngoài ra, cần phải có một hệ thống giáo dục hiện đại để hỗ trợ sự phát triển nói trên, việc tạo ra  các nguồn  lực sinh viên  tốt nghiệp có đủ kỹ năng và năng  lực cần thiết để sẵn sàng làm việc đồng thời phát triển các nghiên cứu sáng  tạo cho  lĩnh vực sản xuất,  các quy chuẩn nguyên  tắc  thực hành kế toán được chấp nhận trên toàn cầu, các thủ tục hành chính thuế được sắp xếp hợp lý và minh bạch, tất cả các yếu tố này sẽ góp phần thúc đẩy tích hợp chuỗi cung ứng.

Việt Nam có khoảng 400 hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho các lĩnh vực và khu vực kinh doanh cụ thể. Những hiệp hội này cung cấp thông tin về điều kiện kinh doanh và thị trường cho các hội viên, cũng như thực hiện đào tạo phục vụ phát triển kinh doanh và xuất khẩu. Với vai trò nâng cao khả năng cạnh tranh của các SMEs trong nền kinh tế xuất khẩu như những nhà xuất khẩu  và nhà cung cấp cho doanh nghiệp FDI, các hiệp hội có thể kết nối hỗ trợ của Chính phủ trong các lĩnh vực chính này.

Bên cạnh đó, theo bà Sherry Boger, các cơ quan chính quyền địa phương và trung ương cần nâng cao năng lực cạnh tranh và triển khai thủ tục được phân cấp trong vai trò nhà cung cấp các dịch vụ của Chính phủ cho các doanh nghiệp, chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/2014 và Nghị quyết 19/2015, quy định các Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động chính (Key Performance Indicators) để đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ  của  Chính  phủ,  bao  gồm  thủ  tục  báo  cáo thuế  và  thủ  tục  thanh  toán;  khả  năng  tiếp  cận nguồn điện; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; quyền của nhà đầu tư và cổ đông thiểu số phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; sự công bằng và minh bạch trong khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên thị trường; nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu xuống bằng mức trung bình của các nước ASEAN-6; giảm thời gian xử lý thủ tục phá sản doanh nghiệp; công khai thông tin về hoạt động  kinh doanh  và  tình hình  tài chính  theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất.

Nghị quyết 19 quy định  các  chỉ  số quan  trọng cho  việc  thúc đẩy hiệu quả, tuy nhiên VN cần có thêm nỗ  lực để đảm bảo chính sách này được các cơ quan Chính phủ nắm rõ và thực hiện, cần  thường xuyên  tổ chức hoạt động tham vấn Chính phủ và hợp tác với các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp FDI, hàng tháng và hàng quý để đánh giá các tiến triển, đồng thời phải xác định "các mục tiêu cụ thể" để cải thiện môi trường kinh doanh.

Những vướng mắc cụ thể

Bà Sherry Boger cho biết, một số vấn đề cụ thể ảnh hưởng nhiều đến các DN Mỹ tại VN gồm vấn đề thị thực, thuế, hạn chế nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Đây là những khó khăn DN đang phải đối mặt.

Luật xuất nhập cảnh của VN được sửa đổi tháng 6/2014 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2015. Theo bà Sherry Boger, đây là một bước lùi đáng kể. Theo quy định của luật, công dân Mỹ có kế hoạch đến thăm Việt Nam dưới hình thức visa Mỹ B-1 và B-2  sẽ được  cấp  visa  có hiệu  lực  tối đa ba  tháng, nhập  cảnh một  lần. Điều này  có nghĩa rằng, trong tương lai gần, đối ứng với quy định này, visa Mỹ cấp cho công dân Việt Nam là du khách tạm thời có thể bị giảm thời hạn hiệu lực từ một năm như hiện tại xuống còn ba tháng, và từ nhập cảnh nhiều lần thành nhập cảnh một lần.

“Điều này gây ra những trở ngại đáng kể cho hoạt động kinh doanh và du lịch giải trí hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ, và có  thể  làm  sụt giảm nguồn  thu  lớn  từ ngành du  lịch, chưa kể đến những tác động tiêu cực với sự phát triển dự kiến của ngành du lịch vốn là một trong năm lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam”, bà Sherry Boger nói.

Về vấn đề nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng (đề xuất sửa đổi Thông tư 20), theo bà Sherry Boger, tại các cuộc họp ở cả  TP HCM và Hà Nội, các doanh nghiệp đồng  loạt phản đối  thông  tư  sửa đổi, với mục tiêu thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất bằng cách "khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất mới được sản xuất với công nghệ mới nhất". Những hạn chế đưa ra trong dự thảo Thông tư sửa đổi có thể gây phản tác dụng, không khuyến khích ngành sản xuất, do số lượng lớn mã HS (mã hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá) liên quan của hải quan để phân loại các thiết bị, phụ tùng, linh kiện yêu cầu nguồn vốn lớn và dài hạn. Thương mại toàn cầu trong  lĩnh vực thiết bị sản xuất đã qua sử dụng đang phát triển, đặc biệt trong các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn, vì nhà đầu tư có thiết bị đã sử dụng có chất lượng tốt thường muốn chuyển thiết bị từ một trong những nhà máy hiện tại của mình ở một nước khác sang Việt Nam, chứ không muốn mua thiết bị mới với thời gian giao hàng dài và chi phí cao hơn nhiều. Vì vậy, thay vì hạn chế, mục tiêu khuyến khích nhập khẩu thiết bị sản xuất cho các ngành công nghệ cao được hiện thực hóa tốt hơn bằng cách áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi thuế mới cho đầu tư thiết bị và công nghệ phù hợp.

Anh Mai

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng