Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Ford đã thay đổi thế giới như thế nào?

  Thứ Hai, Ngày 28 Tháng 11, 2011, 11:7
Ford đã thay đổi thế giới như thế nào? Ford đã thay đổi thế giới như thế nào?

Nếu không có xe Ford, nhân loại có thể chọn xe BMW, Audi, Cadillac... Nhưng nếu thiếu hãng Ford, nền sản xuất thế giới có lẽ đã đi theo một hướng khác.

Là một trong những hãng xehàng đầu thế giới, tuy nhiên thành tựu lớn nhất của Ford trong hơn 100 năm qua không đến từ những sản phẩm được hàng triệu người yêu mến mà đến từ quá trình sản xuất.

Henry Ford, nhà sáng lập của hãng chính là người đã sáng tạo ra phương pháp “dây chuyền sản xuất”. Bước cải tiến tuy đơn giản nhưng cực kì hiệu quả này đã thay đổi hoàn toàn khái niệm “sản xuất và lắp ráp” đã được hình thành trước đó.

Sau 2 lần thất bại, Henry Ford mở công ty thứ 3 mang tên mình. Số vốn tích lũy được trong hơn 10 năm cùng sự góp sức của những người đồng sáng lập giúp ông giải quyết được những khó khăn tài chính ban đầu và bước đầu thành công vang dội.

Công việc kinh doanh của hãng Ford đã bùng nổ ngay từ những ngày đầu tiên. Sau hơn 1 năm, hãng đã bán được hơn 1.700 chiếc và mở chi nhánh ở Canada. 4 năm sau, công ty tiến sang thị trường châu Âu. Trong vòng 10 năm, hàng loạt các nhà máy ngoài châu Âu, châu Mỹ như Austrailia, Nam Phi, Nhật Bản... liên tiếp mọc lên.

Bước ngoặt lớn nhất đến với Ford và Henry năm 1908 khi hãng công bố dòng xe Model T, còn được gọi là Tin Lizzie. Số đơn đặt hàng liên tiếp được gửi đến và nhanh chóng lên tới con số 10.000 đơn.

Đây quả thực là một con số khổng lồ vào thời điểm đó.

Model T - Tin Lizzie là niềm mơ ước của cả ngàn người Mỹ lúc bấy giờ

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Ford mở thêm 1 xưởng sản xuất lớn. Tuy nhiên, quy trình sản xuất lúc bấy giờ vẫn rất chậm chạp nêngiải pháp này vẫn là chưa đủ.

Henry nhận ra rằng, việc mỗi người công nhân riêng lẻ phải lắp ráp tất cả các bộ phận của một chiếc xe khiến quá trình lắp ráp diễn ra rất chậm chạp và thiếu hiệu quả. Tuy nhận ra mấu chốt vấn đề nhưng Henry cũng mất vài năm để giải quyết triệt để sự trì tệ này.

Ý tưởng “dây chuyền sản xuất lắp ráp” dần được hình thành và áp dụng vào xưởng lắp ráp. Ban đầu, thay vì việc phải lắp cả trăm chi tiết trên 1 chiếc xe, mỗi công nhân giờ chỉ lắp một vài bộ phận giống nhau cho tất cả xe. Cải tiến này đã khiến tốc độ làm việc nhanh hơn đáng kể.

Sau đó, quy trình sản xuất tiếp tục được phát triển cao hơn bằng việc áp dụng hình thức băng chuyền. Các bộ phận và khung xe được đặt lên băng chuyền và chuyển thẳng tới từng công nhân. Thời gian và công sức vận chuyển trong nội bộ phân xưởng gần như được giải phóng hoàn toàn.

Phương pháp mới hiệu quả đến mức chỉ sau 1 năm, thời gian lắp ráp chiếc Model T đã giảm từ 12h xuống còn 1,5h và trở thành chuẩn mực cho các ngành công nghiệp.

Năm 1912, Ford đạt sản lượng 170.000 xe, năm 1914 là 308.000 chiếc và tới năm 1916 là 735.000 xe.

Dây chuyền lắp ráp của Ford năm 1913

Dây chuyền mới không chỉđẩy sản lượng của Ford tăng vọt mà còn giúp hạ giá thành Model T. Cùng với điều này, Henry Ford đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự khi tăng lương công nhân lên 5 USD/ngày - gấp đôi mức tiêu chuẩn của ngành công nghiệp Mỹ và tương đương với 6 ngày làm việc của một công nhân Anh.

Henry cũng trở thành một ông chủ đầu tiên trong nền công nghiệp nặng chia sẻ lợi nhuận kinh doanh với những người làm công và hơn thế nữa, ông đã đưa ra quyết định rút ngắn giờ làm việc cho công nhân từ 9 giờ xuống còn 8 giờ làm việc một ngày.

Sau khi chiếc xe Model T thứ 1 triệu được xuất xưởng, Henry Ford tiếp tục cho ra mắt Model A năm 1927. Ngay sau khi thông tin về một chiếc xe nhanh hơn và nhiều tiện nghi hơn được công bố, khoảng 400.000 đơn đặt hàng đã được gửi tới, thậm chí trước cả khi quy trình sản xuất kĩ thuật của dòng xe được bắt đầu.

Gần 2 triệu chiếc Model A đã được bán hết cho tới khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ 2 năm sau đó.

Model A - dòng xe thống trị nước Mỹ những năm cuối thập niên 20

Kể từ đó đến nay, Ford đã trải qua nhiều thăng trầm. Bên cạnh những thành côngđi cùng sự xuất hiện của động cơ V8, dòng xe thể thao Thunderbird, F-series, Mustang, Taurus hay Escort,... Ford cũng phải hứng chịu không ít khó khăn. Điển hình như giá xăng dầu tăng làm giảm doanh số bán xe, thị phần giảm sút bởi sự cạnh tranh khốc liệt, doanh thu quá lệ thuộc vào dòng xe thể thao, lợi nhuận các dòng xe hạng nặng liên tục giảm...

Series Thunderbird qua các thời kì

Tuy nhiên, dù vấp phải nhiều biến cố thìđế chế 213.000 nhân công thuộc khoảng 90 nhà máy và chi nhánh trên khắp thế giới (số liệu do Ford Motor công bố năm 2008) vẫn là một trong những người tiên phong làm thay đổi nền công nghiệp thế giới trong thế kỉ 20.

Theo DVT

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng