Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Những người khổng lồ gãy cánh

  Thứ Tư, Ngày 2 Tháng 5, 2012, 13:12
Những người khổng lồ gãy cánh Những người khổng lồ gãy cánh

Beeline, SK Telecom, Hutchison là những tên tuổi lẫy lừng của làng viễn thông thế giới. Thế nhưng, hai thương hiệu đã tháo chạy khỏi Việt Nam, một đang vẫy vùng tìm lối thoát trong cuộc chiến với các mạng di động nội.

Khi S-Fone mới gia nhập thị trường Việt Nam với đối tác là người khổng lồ SK Telecom – người ta đồn đoán về cuộc cách mạng cho thị trường di động, những điều kỳ diệu của CDMA… Tiếp đó, những chương trình khuyến mại lớn chưa từng có đã được tung ra như tặng máy điện thoại miễn phí (thông qua trả góp tiền cước hàng tháng)… nhưng không có điều kỳ diệu nào xảy ra. Tại Hàn Quốc, SK Telecom là người khổng lồ về di động với 50% thị phần và tạo nên một đế quốc về CDMA, nhưng tại Việt Nam, BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) với Saigon Postel không "cất cánh" nổi.


SK Telecom, Hutchison thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới song đều gặp khó ở thị trường viễn thông Việt Nam.

Sau vài năm, S-Fone vẫn quanh quẩn ở vài thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng với số lượng khách hàng ít ỏi, chỉ hơn 100.000 thuê bao. Việc tặng máy CDMA - chính sách được kỳ vọng sẽ tạo ra bom tấn trên thị trường di động - cũng không làm khách hàng hứng thú. Bởi so với mặt bằng các máy di động GSM trên thị trường, điện thoại được "tặng" kém thời trang, ít mẫu mã và giá đắt hơn.

Slogan với ý nghĩa được coi là cuộc cách mạng về chất lượng cuộc gọi trong ngành di động tại Việt Nam "S-Fone: Nghe là thấy" bị gọi chệch thành "S-Fone: Nghe chẳng thấy". Chỉ phủ sóng ở vài thành phố lớn, người dùng máy S-Fone đi các tỉnh khác không thể giữ liên lạc mà đây là điều tối kỵ với điện thoại di động. Thế nhưng, việc mở rộng vùng phủ sóng ra các tỉnh khác được thực hiện rất chậm. Cũng vì thế, năm 2004 khi Viettel cung cấp dịch vụ thông tin di động với đầu số 098, S-Fone ngày càng nhạt nhòa trên thị trường.

Trao đổi với VnExpress.net, một cựu lãnh đạo cấp cao của S-Fone cho biết, có 4 nguyên nhân dẫn tới thất bại của mạng di động này. Thứ nhất, chiến lược kinh doanh tới đâu phủ sóng tới đó là sai lầm. Thứ hai, mạng CDMA nhận được hỗ trợ rất ít từ các hãng máy điện thoại đầu cuối.

Thứ ba, những rắc rối trong việc vận hành mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa Saigon Postel và SK Telecom làm cho các quyết định kinh doanh được đưa ra chậm. Thứ tư, chính sách quản lý thời kỳ ban đầu không cho phép S-Fone đưa ra những chương trình mang tính đột phá để tạo ra cú huých mạnh đối với sự phát triển.

Vị lãnh đạo này nói thêm, khi muốn có một chương trình giảm cước hay khuyến mại gây sốc, S-Fone đều cần phải xin phép cơ quan quản lý. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình được tung ra đều không đủ độ mạnh cần thiết, cũng không kịp thời nên các cơ hội kinh doanh cứ trôi dần.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Mai Liêm Trực – nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (tiền thân của Bộ Thông tin Truyền thông) cho biết, không có chuyện cơ quan quản lý hạn chế sự phát triển của mạng có yếu tố nước ngoài. Trước S-Fone, Việt Nam đã có MobiFone hoạt động theo mô hình tương tự. "Tất cả các công ty hoạt động đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Trường hợp của S-Fone là chiến lược đầu tư về vùng phủ sóng không đúng", ông Trực nói.

Sau gần 7 năm, tính đến năm 2010, S-Fone chỉ có khoảng 7 triệu thuê bao, một con số khá khiêm tốn. Vốn lớn, lợi nhuận thấp, tốc độ phát triển chậm nên SK Telecom đã tuyên bố dừng đầu tư vào Việt Nam, dù trước đó, tháng 12/2009, SPT và đối tác SK Telecom từng bàn thảo chuyển đổi liên doanh từ dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh sang hình thức cổ phần.

Trong khi đó, HT Mobile – một thương hiệu CDMA có yếu tố ngoại khác lại có khởi đầu rất sốc. BCC với tổng vốn 656 triệu USD giữa Hanoi Telecom và Hutchison Telecom (Hong Kong) ra mắt với chương trình gọi và nhắn tin nội mạng miễn phí trong 3 tháng liên tục. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành thông tin di động Việt Nam và gây chấn động thị trường tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, kể cả khi kéo dài chương trình miễn phí nội mạng và thực hiện nhiều khuyến mại, quảng cáo gây sốc sau đó, "chú ong" (biểu tượng của HT Mobile) cũng không trụ nổi trên thị trường. Trong một buổi họp báo, bà Trịnh Minh Châu – Tổng giám đốc Hanoi Telecom than thở: "Chúng tôi đầu tư hàng trăm triệu đôla mà thu bạc cắc cũng không nổi".

Ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Phó giám đốc bán hàng và marketing HT Mobile (hiện là Tổng giám đốc Công ty VMG) cho biết: so với S-Fone thì HT Mobile đã giải được nhiều bài toán về chiến lược. Tuy nhiên, một vấn đề không giải được là máy đầu cuối. Thời điểm HT Mobile ra thị trường, các hãng điện thoại lớn trên thế giới trong đó có Nokia công bố ngừng sản xuất máy CDMA. "Máy đầu cuối đắt, ít mẫu là nguyên nhân chính khiến HT Mobile thất bại", ông Hà nói.

Vị lãnh đạo này tiết lộ, mỗi thuê bao, nhà mạng phải hỗ trợ 100 USD cho máy đầu cuối. "Muốn có một triệu thuê bao đã phải mất 100 triệu USD thì không có công ty nào trụ nổi", ông Hà nói. Tuy nhiên, Tổng giám đốc của VMG cũng bổ sung một lý do khác là thị trường di động thời điểm đó đã vào "thế chân vạc" với 3 đại gia là MobiFone – VinaPhone – Viettel, nên việc phát triển cũng khó khăn hơn.

Vậy nên, ngày 31/8/2008, HT-Mobile đã phải chi hơn 600 triệu USD để mua thiết bị mạng GSM của Ericsson và Huawei. Sau đó nửa năm, Hanoi Telecom "quyết làm lại từ đầu" với tên gọi Vietnamobile. Nhưng tính đến cuối năm 2011, sau 5 năm phát triển, đối tác nội - ngoại này chỉ thu được 3,18% thị phần viễn thông Việt Nam, theo Sách trắng Bộ Thông tin và Truyền thông. 95% thị phần vẫn nằm trong tay 3 đại gia là Viettel, MobiFone và VinaPhone.

Còn với Beeline – đối tác Vimpelcom đã chính thức tháo chạy khỏi Việt Nam bỏ lại khoản đầu tư gần 500 triệu USD mà chỉ bán đi với giá 45 triệu USD. Cả 3 tên tuổi ngoại như SK Telecom, Vimpelcom, hay Hutchison đều có tên tuổi lẫy lừng trên thế giới nhưng đều bại trận ở Việt Nam hoặc chưa tìm thấy đường sáng cho sự phát triển.

Nguồn VNE

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng