Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Chiến tranh thương mại với EU, kinh tế Mỹ sẽ thiệt hơn?

  Chủ Nhật, Ngày 9 Tháng 7, 2017, 9:48
Chiến tranh thương mại với EU, kinh tế Mỹ sẽ thiệt hơn?

Quan điểm cứng rắn của Tổng thống Donald Trump về thương mại quốc tế đã dẫn đến việc Liên minh châu Âu (EU) trả lời rằng họ sẽ trả đũa các biện pháp trừng phạt.

Những phát biểu đối đầu này nảy sinh sau khi Trump tuyên bố ý định hạn chế nhập khẩu thép để bảo vệ các công ty thép trong nước.

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker phản ứng bằng cách nói rằng, "Chúng tôi đang ngày càng cảm thấy muốn đấu tranh" và nói rằng EU sẽ đáp trả bằng các biện pháp trả đũa như áp đặt các hạn chế lên bourbon, một mặt hàng xuất khẩu chính từ bang Kentucky của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell. 

Mặc dù các biện pháp trừng phạt vẫn chưa chính thức được thực hiện, các nhà phân tích nói rằng một cuộc chiến tranh thương mại với châu Âu sẽ rất tổn hại cho nền kinh tế Mỹ. 

Carla Hills, cựu đại diện thương mại dưới thời Tổng thống George H.W., cho biết: "Đã khá lâu rồi chúng ta không có một thỏa thuận thương mại đa phương tốt hoặc thậm chí là một thỏa thuận thương mại khu vực lớn", Carla Hills, cựu đại diện thương mại dưới thời Tổng thống George H. W. Bush, cho biết trong chương trình "Closing Bell" của CNBC. "Chúng ta gửi đi tín hiệu rằng chúng ta không quan tâm đến các thoả thuận thương mại, và điều đó thực sự làm tổn thương nền kinh tế của đất nước chúng ta".

Hills đặc biệt đề cập đến thỏa thuận tự do thương mại giữa Nhật Bản và châu Âu, một thỏa thuận sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp của Mỹ.

"Chúng ta đã rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, và bây giờ chúng ta thấy Nhật Bản đạt được một thỏa thuận với châu Âu mà sẽ có tác động bất lợi đến một số ngành công nghiệp của chúng ta khi Nhật giảm thuế cho các đối thủ cạnh tranh của chúng ta", Hills cho biết. "Chúng ta bị đánh thuế khi chúng ta có cơ hội để bán".

Bất chấp những phát biểu cứng rắn của Juncker về khả năng trả đũa, cố vấn cao cấp của Tập đoàn Eurasia, David Gordon, nói rằng hành vi của Mỹ về thương mại không phải là cô lập, nhưng những phát biểu lại cho thấy điều khác. 

"Tôi nghĩ Mỹ bị cô lập về mặt lời nói, và Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Juncker đã đưa ra một đường lối cứng rắn", Gordon cho biết. "Tôi nghĩ rằng trong khi các nước khác không hành xử quá khác biệt so với chúng ta, họ không tự cô lập bản thân thông qua lời nói".

Mặc dù một số công ty Mỹ có thể muốn các quy định nghiêm ngặt hơn về "bán phá giá", nghĩa là khi một mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia có mức giá thấp hơn trên thị trường nước ngoài hơn so với giá bán tại thị trường trong nước, Hills vẫn cho rằng một phản ứng cứng rắn sẽ có hại cho nền kinh tế .

"Tôi nghĩ rất khó để nói rằng: không cần đánh giá những gì đang diễn ra ... chúng ta sẽ vẫn hành động chống lại các nước cụ thể về những sản phẩm cụ thể", Hills nói. 

"Tôi muốn thấy chúng ta làm việc trong các quy tắc mà nhờ chúng, chúng ta đã lãnh đạo thế giới trong suốt 70 năm, cho dù là dưới quyền của đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa ... Chúng ta là những nhà lãnh đạo trong việc phát triển các quy tắc quản lý thương mại. Nếu chúng ta đi ngược lại điều đó, Mỹ,nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ chịu tổn thất nặng nề".

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng