Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép FTA

  Thứ Sáu, Ngày 7 Tháng 8, 2015, 9:12
Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép FTA

Chuỗi các hội thảo về tác động của hiệp định thương mại đa phương và song phương (FTA) với nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra thường xuyên hơn từ cấp độ các ngành chuyên môn tới cấp quản lý thời gian vừa qua. Không ai phủ nhận tác động tích cực của các FTA mang lại nhưng nhìn tổng thể bức tranh DN Việt Nam trước những cơ hội mà FTA mang lại thực sự đáng lo ngại khi mà năng lực cạnh tranh còn yếu.

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 10 FTA song phương và đa phương, trong đó có 2 Hiệp định mới ký kết là FTA Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) và FTA Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu. Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về việc thực hiện các cam kết cho thấy, các FTA tác động hai chiều đến kinh tế Việt Nam. Xuất khẩu sẽ tăng mạnh, nhưng nhập khẩu cũng tăng theo và điều đáng lưu ý là số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu có thể giảm xuống. Một số ngành nông nghiệp Việt Nam có lợi thế đã tận dụng được cơ hội từ việc hội nhập để có thêm nguồn nguyên liệu làm đầu vào cho sản xuất và tiến đến xuất khẩu. Điển hình như Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), được ký kết vào năm 2008. Ngay khi VJEPA có hiệu lực, mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành (MFN) của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản từ 5,05% giảm còn 2,8% vào năm 2019. Theo đó, Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Có 2.586 dòng thuế (chiếm 28% biểu cam kết gồm 9.390 dòng) lập tức sẽ được Nhật Bản cắt giảm bằng 0% sau khi VJEPA có hiệu lực. Sau năm 2019, có thêm 3.717 mặt hàng sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, nâng tổng số của cả biểu được xóa bỏ lên 6.302 mặt hàng, chiếm 67% số dòng của biểu thuế cam kết.


Theo tính toán của Bộ Công Thương, với lộ trình cắt giảm sâu các dòng thuế theo cam kết, nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam, như: thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, sữa, đường… sẽ bị tác động mạnh. Mặt khác, ngành công nghiệp Việt Nam, như: ô tô, sắt thép, may mặc… cũng sẽ phải đối đầu với các sản phẩm trong khu vực.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Quốc gia Hà Nội, tại Hội thảo “Tác động của các hiệp định thương mại tự do tới thu ngân sách” cho rằng, doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu hai sức ép, một từ nghĩa vụ thuế, hai là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Hội thảo “Không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế còn lại gì sau các hiệp định thương mại tự do?” được Trung tâm WTO thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức cuối tháng 5 vừa qua, nhiều đại biểu tham gia đại diện cho các doanh nghiệp, Hiệp hội và các chuyên gia kinh tế đã bày tỏ nhiều trăn trở và kiến nghị. Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan- Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), khi Việt Nam tham gia đầy đủ các FTA (cả song phương và đa phương) các ngành kinh tế sẽ có nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu với thuế quan ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở ra các lợi ích từ tự do thương mại, các FTA cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới tương lai của các ngành kinh tế, do không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế sẽ bị thu hẹp.

Đối với dịch vụ phân phối bán lẻ, lộ trình mở cửa đã hoàn thành, cụ thể là cam kết của Việt Nam cho phép bên nước ngoài thành lập liên doanh với phần vốn góp lên tới 49% kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và hạn chế này được từng bước nới lỏng, đến 01/01/2009 cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (không tính các mặt hàng trong danh mục loại trừ vĩnh viễn, còn đối với một số mặt hàng nhạy cảm chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm). Một nghịch lý dễ nhận thấy khi các FTA được ký kết thì doanh nghiệp ngoại được tạo mọi cơ hội và chính sách làm cú hích cho sự phát triển mở rộng hệ thống trong khi đấy doanh nghiệp nội bị bó chặt không gian chính sách, chịu nhiều áp lực cạnh tranh, điều này khiến cho AVR Việt Nam cảm giác “bí bách” ngay chính trên sân nhà.

Trước những khó khăn trên cần có những chính sách tháo gỡ. Lãnh đạo AVR đề xuất rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ các tỉnh/ thành phố và có thông báo công khai cho cộng đồng doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp phân phối- bán lẻ tiếp cận mặt bằng với giá phù hợp. Vì theo tính toán của AVR giá thành thuê mặt bằng có thể chiếm từ 20 thậm chí 50% giá thành sản phẩm ở thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM thì cạnh tranh sao với nước ngoài.

Đại diện cho Tổng công ty thương mại Hà Nội- đơn vị sở hữu trên 45 siêu thị và cửa hàng tiện ích tại Hà Nội, một DN lớn cũng bày tỏ sự băn khoăn về sự cạnh tranh của hệ thống phân phối, bán lẻ của Việt Nam. Giải pháp cấp bách là cần ban hành chiến lược phát triển quốc gia ngành phân phối bán lẻ này. Đồng thời có ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp phân phối- bán lẻ hoạt động tại địa bàn nông thôn. Mấy năm qua chương trình “người việt ưu tiên dùng hàng việt” mới chỉ dừng lại ở tinh thần…động viên nhau. Bên cạnh đó cần hỗ trợ xây dựng và vận doanh các định dạng phân phối- bán lẻ hiện đại, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hỗ trợ hoạt động tư vấn pháp lý, nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin thị trường bán lẻ trong nước và kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu về tiêu dùng; hỗ trợ xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu. Nói cách khác đó chính là chính sách “khuyến thương” nhìn từ cấp vĩ mô.

Th.s Hoàng Cao Cường- Khoa QTDN, Trường ĐH Thương Mại

Nguồn VCCINEWS.VN

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng