Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Hiệp định CPTPP tạo sức ép cải cách

  Thứ Năm, Ngày 14 Tháng 6, 2018, 8:56
Hiệp định CPTPP tạo sức ép cải cách

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) được ký kết vào tháng 3, dự kiến đầu năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Bên cạnh những cơ hội thuận lợi đã rất rõ ràng cho các ngành hàng thì vẫn còn nhiều thách thức khi Hiệp định đi vào thực tiễn.

Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, đối với trường hợp của Việt Nam, những lợi ích từ thuế quan trong CPTPP chỉ giúp GDP của Việt Nam tăng 1.1%, chưa bằng 1/6 lợi ích mà TPP hứa hẹn. Trong khi đó, lợi ích từ cải cách thể chế, chỉ xét về các hàng rào phi thuế mà CPTPP mang lại cho GDP Việt Nam gần như bằng với TPP, giúp GDP tăng khoảng 10%. CPTPP chính là cơ hội nhưng cũng là sức ép, là tiêu chuẩn để Việt Nam cải cách vì lợi ích và nhu cầu của chính mình.

Từ khía cạnh được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm là Hiệp định CPTPP sẽ tạo động lực cho cải cách trong nước, đặc biệt là cải cách môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định: thách thức trong thực thi Hiệp định CPTPP lớn hơn nhiều so với các FTA trước đây của Việt Nam. Hiện tại Chính phủ đã, đang thực hiện nhiều chương trình cụ thể về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường. Để tận dụng tốt nhất cơ hội mà Hiệp định CPTPP đem lại vấn đề đặt ra là làm sao để tất cả các cơ quan nhà nước và DN cùng vào cuộc nhằm cải cách hệ thống một cách thực chất, toàn diện, hiệu quả - ông Lộc nhấn mạnh.

Từ góc độ ngành hàng, ông Nguyễn Tôn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam khẳng định, doanh nghiệp ngành gỗ đã chủ động “đi tắt đón đầu”, nắm bắt cơ hội từ Hiệp định CPTPP. Tuy nhiên trình độ ngoại ngữ kém cũng là một rào cản dối với doanh nghiệp trong hội nhập. Do vậy Chính phủ cần sớm có các bản dịch chính thức các tài liệu liên quan đến CPTPPP, AFTA…, có thể dưới dạng hỏi đáp dễ hiểu để hỗ trợ doanh nghiệp. 

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), điều khiến các doanh nghiệp ngần ngại nhất là những chuẩn bị, cải cách trong nước không kịp thời để giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ FTA và CPTPP so với sự chuẩn bị của nước ngoài, cụ thể là những đối thủ cạnh tranh. 

Từ thực tế thực hiện các AFTA, ông Nam nhận xét: hiện nay, trên thế giới có 4 nước cạnh tranh trực tiếp, chủ lực với mặt hàng tôm của Việt Nam. Họ đều có chiến lược cụ thể, nhìn sang động thái của Việt Nam để cạnh tranh, trong đó có chuyện về các FTA, về CPTPP. Họ có sự phân tích rõ ràng, tại các thị trường mà Việt Nam ký kết FTA, họ bất lợi cái gì hơn so với Việt Nam và có lợi thế cạnh tranh hơn ở điểm nào… Cộng đồng doanh nghiệp mong rằng những chuẩn bị, cải cách trong nước sẽ chuyển dịch nhanh hơn. Nếu không thể thay đổi, cải cách ngay trên văn bản thì tập trung cải cách chất lượng cán bộ”, ông Nam nhấn mạnh.

Để chuẩn bị tốt và khai thác được tối đa những cơ hội cho CPTPP mang lại, một số chuyên gia khuyên cáo: Nỗ lực cải cách cần đến từ 2 phía: Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ cần xây dựng một kế hoạch hành động bài bản dựa trên lộ trình cắt giảm thuế quan, trong đó, có lộ trình cải thiện các vấn đề theo từng nhóm, ngành cụ thể. Trên cơ sở kế hoạch chung đó, bản thân các doanh nghiệp phải tự vạch kế hoạch cho chính mình và cần nâng cao ý thức để đầu tư trong dài hạn, dần nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Nguyễn Thanh/vccin
ews

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng