Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Rộng cửa cho đồ gỗ & thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào EU

  Thứ Hai, Ngày 17 Tháng 7, 2017, 18:33
Rộng cửa cho đồ gỗ & thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào EU

"Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường lớn của ngành gỗ & thủ công mỹ nghệ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 741,8 triệu USD. Đặc biệt trong năm 2017 này, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ&thủ công mỹ nghệ tại thị trường EU được dự báo khả quan hơn". Đây là thông tin được bà Bùi Thị Thanh An - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đưa ra tại Hội thảo "Đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ & thủ công mỹ nghệ vào thị trường châu Âu" diễn ra mới đây tại TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo do Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương phối hợp với Hội Mỹ nghệ&Chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA) tổ chức tại Tp.HCM, với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại&Đầu tư châu Âu (EU - MUTRAP). 

Cơ hội nhiều…


Lý giải cho những dự báo khá lạc quan của ngành gỗ & thủ công mỹ nghệ trong năm 2017 này, bà An cho biết hiện nay hoạt động quảng bá thương hiệu đồ gỗ Việt Nam và xây dựng thị trường tiêu thụ tại EU đang được đẩy mạnh. Ngoài ra không thể không kể đến những tác động tích cực của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018; Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) đã được Việt Nam và EU ký tắt vào tháng 5/2017.

Bà Jana Herceg - Tham tán thứ nhất, Phó trưởng Ban Kinh tế thương mại, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết Hiệp định EVFTA cùng Hiệp định VPA/FLEGT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đồ gỗ&thủ công mỹ nghệ Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU. Cũng theo bà Miriam Garcia Ferrer, trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, mới chỉ có Việt Nam và Singapore ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU và chính điều này sẽ tạo nên lợi thế rất lớn cho Việt Nam khi đối thủ cạnh tranh trong Khối không nhiều. Ngoài ra, theo lộ trình cắt giảm thuế quan, khi EVFTA chính thức có hiệu lực thì hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ được hưởng mức thuế 0% (mức thuế trước EVFTA là 3% đối với gỗ chế biến và sản phẩm gỗ; 5,6% đối với đồ gỗ nội thất bằng tre hoặc mây; 4% đối với ván ép gỗ; 3% đối với đồ trang trí bằng gỗ). Đây thực sự là một thuận lợi đáng kể cho ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam. 

Đồng quan điểm với bà Jana Herceg, ông Gellert Horvath - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết với Hiệp định EVFTA và VPA/FLEGT, các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường EU nhiều hơn thông qua việc có nhận thức cao hơn đối với giấy phép và nguồn gốc, tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ và nội thất. Ở chiều ngược lại, EU là một trong những nguồn cung quan trọng gỗ nguyên liệu thô cho Việt Nam; do đó Hiệp định EVFTA và VPA/FLEGT sẽ mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội tăng thu mua gỗ từ thị trường EU để sản xuất những sản phẩm từ gỗ chất lượng hơn.

…Khó khăn cũng không ít

Dù được nhìn nhận là một thị trường giàu tiềm năng cho sản phẩm đồ gỗ&thủ công mỹ nghệ Việt Nam nhưng theo các chuyên gia kinh tế có mặt tại Hội thảo thì EU cũng đồng thời là một "miếng bánh khó xơi" bởi tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này rất khắt khe. Thêm vào đó sự kiện nước Anh rời khỏi EU (Brexit) dự báo sẽ làm giảm đáng kể sức mua từ thị trường khổng lồ này.

Thêm một khó khăn nữa từ thị trường EU được bà Bùi Thị Việt Anh - đại diện Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn chia sẻ là EU sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng mã hàng hóa (theo cách phân loại nhóm, mã hàng hóa); chứng minh về nguồn gốc xuất xứ; bảo đảm năng lực thực hiện và giám sát, đảm bảo gỗ hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ (theo chuỗi cung ứng). Để đáp ứng các yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải nhập khẩu đầu vào, nguyên liệu từ các nước EU với chi phí cao hơn thay vì nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường bên ngoài (Lào, Campuchia, Trung Quốc…) như hiện nay. Ngoài ra các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch (SPS) tại thị trường EU sẽ ngày càng tăng lên khiến doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với các tranh chấp thương mại khi nhiều quy định mới được ban hành. "Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe này buộc doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam phải chú trọng kiểm soát nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp; tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ chế biến mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chặt chất lượng; kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong toàn bộ quy trình sản xuất. Một điều quan trọng là doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt năng lực giải quyết tranh chấp trong thương mại đề phòng có tranh chấp xảy ra" - bà Bùi Thị Việt Anh khuyến nghị.

Còn theo ông Nguyễn Chánh Phương - Tổng Thư ký Hawa thì bên cạnh chất lượng, các doanh nghiệp Việt cũng cần lưu tâm nhiều hơn đến vấn đề thiết kế, đa dạng hóa mẫu mã để cho ra thị trường các sản phẩm gỗ vừa có chất lượng cao lại độc đáo và mang bản sắc riêng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, lao động và tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu sản xuất. "Một khi sản phẩm đồ gỗ&thủ công mỹ nghệ Việt Nam đáp ứng tốt các yêu cầu của EU thì cánh cửa vào thị trường tiềm năng này sẽ rộng mở hơn bao giờ hết" - ông Phương nhấn mạnh.

Mỹ Châu 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng