Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

VBF 2017: Gỡ rào cản trong thực thi pháp luật nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản

  Thứ Sáu, Ngày 16 Tháng 6, 2017, 18:6
VBF 2017: Gỡ rào cản trong thực thi pháp luật nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản

Liên quan đến kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng Việt Nam nên xây dựng một tổ chức độc lập và xây dựng một quy tắc pháp quy nhằm thu hẹp khoảng cách giữa luật pháp và thực thi.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017 ông Tetsu Funayama – Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam đã có những kiến nghị về nội dung nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản.

Theo khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã chỉ ra sự mập mờ trong quy trình xin khi cấp giấy phép đầu tư mới cho doanh nghiệp nước ngoài có nguyện vọng đầu tư tại Việt Nam. Sự mập mờ này dẫn đế việc mỗi cán bộ và tổ chức hành chính hướng dẫn thực hiện khác nhau cho doanh nghiệp FDI nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng. Để có thể hiểu đúng và hết được quy trình này sẽ cần một khoảng thời gian đáng kể thì sau đó mới có thể đưa ra quyết định kinh doanh. “Chúng tôi lo ngại rằng đây sẽ dẫn đến những tiền lệ không tốt về hình ảnh môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài so với các nước láng giềng” - ông Tetsu đặt vấn đề.

Rào cản nêu trên cũng đã được một số tổ chức nước ngoài chỉ ra và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn nhìn nhận, thể hiện thái độ quyết tâm sẽ giải quyết ngay lập tức vấn đề này.

Ông Tetsu nhận định, “tôi cho rằng đây không chỉ là rào cản đối với doanh nghiệp FDI mà cũng là vấn đề của doanh nghiệp trong nước khi bắt đầu khởi nghiệp vi vậy chúng ta phải tìm ra được giải pháp cho sự mập mờ trong việc thực thi luật pháp này và thực hiện một cách có hiệu quả, nếu không Việt Nam sẽ mất đi khả năng cạnh tranh vốn có”.

Tại phiên thảo luận, ông Tetsu đã đề xuất kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá khứ cũng đã từng có những trường hợp tương tự xảy ra. Ông đề xuất, trước tiên, “tôi cho rằng Việt Nam nên thành lập một tổ chức độc lập trực thuộc Chính phủ có thẩm quyển thay đổi sự mập mờ trong việc thực thi luật và chính sách”. Khi một doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài gặp phải khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính để gia nhập thị trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Tổ chức này sẽ đóng vai trò trung gian lắng nghe và tìm hiểu vấn đề một cách cẩn thận, minh bạch và công bằng giữa doanh nghiệp và cơ quan hành chính có liên quan, nếu phát hiện có điểm bất hợp lý sẽ có sự can thiệp giải quyết ngay lập tức.

Đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, được biết Văn phòng Chính phủ được giao nhiệm vụ “chủ trì tiến hành cải cách thủ tục hành chính và thực thi cơ chế một cửa và liên ngành trong thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước”, và các doanh nghiệp này hoàn toàn tin tưởng Văn phòng Chính phủ là cơ quan thích hợp cho vai trò mới này.

Liên quan đến đề xuất thứ 2, ông Tetsu cho rằng Việt Nam nên xây dựng một quy tắc pháp quy và đảm bảo tính thống nhất về việc xây dựng văn bản này giữa các Bộ trong việc gửi “công văn” hướng dẫn, giải thích riêng liên quan đến giao dịch kinh doanh về một số doanh nghiệp đặc thù có phù hợp với các điều khoản cụ thể trong luật nào đó hay không. Để cộng đồng doanh nghiệp hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam có thể nắm bắt được thông tin một cách đúng và quy chuẩn. “Chúng tôi tin rằng nếu có một quy tắc thống nhất, rõ ràng cho việc hướng dẫn doanh nghiệp tư nhân này, thì sẽ có nhiều hơn nữa doanh nghiệp muốn tìm hiểu, quyết định đầu tư vào Việt Nam trong tương lai” - ông Tetsu cho biết thêm.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng