Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

DỆT MAY VẪN CÒN “ĐIỂM SÁNG” SAU TĂNG TRƯỞNG CHẠM “ĐÁY”

  Thứ Hai, Ngày 26 Tháng 12, 2016, 18:2
DỆT MAY VẪN CÒN “ĐIỂM SÁNG” SAU TĂNG TRƯỞNG CHẠM “ĐÁY”

Tổng kim ngạch xuất khẩu 2016 của dệt may Việt Nam không đạt mục tiêu, tốc độ tăng trưởng 5,2% trong năm 2016 cũng là mức thấp nhất trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, đang có những “điểm sáng” mới cho dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Tăng trưởng chạm “đáy”

Mặc dù chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2016 song việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD- mục tiêu đã điều chỉnh so với đầu năm 2016 là 31 tỷ USD của ngành dệt may Việt Nam vẫn không khả thi.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt khoảng 28,5 tỷ USD, tức là khoảng 92% kế hoạch.

Điều đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng ngành dệt may chỉ đạt 5,2%, đây là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Cụ thể, tại thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam là Trung Quốc với hơn 50% tổng lượng xuất khẩu, hiện đã có những diễn biến bất thường sau khi Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam, khiến DN xuất khẩu sợi Việt Nam có thể gặp rủi ro khi quá phụ thuộc vào thị trường này.

Tương tự tại thị trường Mỹ, cũng đang có những dự đoán suy giảm về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may bởi tác động bất định của TPP.

Dự báo về năm 2017, Bộ Công Thương cho rằng, tình hình xuất khẩu của các DN dệt may nhỏ và vừa trong nước khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, có thể mất các đơn hàng truyền thống về khối các DN có khả năng cạnh tranh cao hơn, nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Vẫn còn “điểm sáng”

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, ngành dệt may Việt Nam lại đang nhìn thấy nhiều tiềm năng ở những thị trường như EU, Nga, Nhật Bản…

Cụ thể, tại thị trường EU- thị trường lớn thứ 2 của ngành dệt may VN, theo nhận định của các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu của hàng dệt may vẫn còn rất lớn. Đặc biệt FTA Việt Nam – EU vừa được kí kết sẽ là cơ hội cho các DN dệt may Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU.

Theo thống kê của Phòng Công nghiệp Pháp tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2015, Việt Nam là một trong 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường châu Âu cùng với Campuchia và Banglades với tốc độ tăng trưởng trên 25%/năm, tương đương với khoảng 3 tỉ USD/năm…

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng Thứ ký Hiệp hội Dệt may, việc hợp tác với EU sẽ giúp các DN dệt may nâng cao khả năng thiết kế, kĩ năng quản lí sản xuất, tăng năng suất lao động từ đó thay đổi hình thái sản xuất chuyển từ gia công thuần túy sang sản xuất FOB (tự chủ nguyên liệu), ODM (tự thiết kế sản xuất), OBM (tự sản xuất và phân phối), qua đó nâng cao tính chủ động và giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong ngành.

Ngoài ra, theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đang có nhiều cơ hội tại các thị trường mới, điển hình như Nga. Việt Nam hiện là đối tác đầu tiên kí được FTA với Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU). Đây cũng là cạnh tranh tuyệt đối cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nga nói riêng và EAEU nói chung.

Đáng chú ý, tại thị trường Nga, hàng dệt may đang có quy tắc xuất xứ lỏng nhất, chỉ yêu cầu gia công tại Việt Nam. Đặc biệt với FTA EAEU, XK hàng dệt may sang Nga còn bỏ được việc quy định tính thuế rất bất hợp lí là tính theo cân nặng được áp dụng trước khi FTA có hiệu lực.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, thị trường Myanmar cũng là thị trường giàu tiềm năng đối với ngành dệt may Việt Nam. Cùng với việc Myanmar chính thức được Mỹ dỡ bỏ cấm vận từ tháng 10/2016 và các chính sách ưu đãi riêng về lộ trình giảm thuế dành cho các nước chậm phát triển cũng như việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang tạo ra nhiều lợi thế để các DN dệt may Việt Nam đẩy mạnh việc bán sản phẩm và dịch vụ vào thị trường này.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng theo nhận định của Hiệp hội Dệt may việt Nam, ngành dệt may vẫn còn cạnh tranh về lao động và trình độ sản xuất. Bên cạnh đó, chính trị ổn định, chính sách tạo thuận lợi cho thương mại ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, làn sóng đầu tư để đón đầu các FTA như TPP, Việt Nam- EU đã góp phần nâng tầm ngành dệt may Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất vải, xơ sợi, và nguyên phụ liệu của Việt Nam. Đây là những “điểm cộng” quan trọng góp phần tăng sức cạnh tranh cho ngành dệt may tại các thị trường nhập khẩu.

Thy Hằng tổng hợp

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng