Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Hedge fund tại châu Á: “Cá sấu” trở lại

  Thứ Năm, Ngày 27 Tháng 10, 2011, 12:47
Hedge fund tại châu Á: “Cá sấu” trở lại Hedge fund tại châu Á: “Cá sấu” trở lại

Nhiều hedge fund (quỹ đầu cơ, quỹ phòng vệ rủi ro) đang quay trở lại châu Á với nhiều toan tính biến nơi đây thành trung tâm mới của các hoạt động đầu cơ.

Mỗi khi nhắc đến các hedge fund, người ta thường nghĩ đến chuyện làm giàu nhờ sự lên xuống bất thường của thị trường.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 1990, “fund” là từ được nhắc đến nhiều nhất tại châu Á với những chỉ trích nhắm vào nhà phiệt buôn tiền George Soros như tác nhân dẫn đến sự rối loạn của cả thị trường tài chính châu Á.

Người ta đã gọi các quỹ đầu cơ hedge fund kiểu của Soros là “những con cá sấu”.

Mặc dù vậy, ngày càng nhiều các hedge fund đang tìm đường quay trở lại châu Á. Bởi vì hầu hết các hedge fund đều đang làm ăn chật vật tại các trung tâm tài chính lớn của thế giới như New York, Greenwich và London do khủng hoảng nợ tại châu Aâu chưa chấm dứt.

Trong khi thị trường châu Âu và Mỹ còn mờ mịt tương lai thì dòng tiền kéo về châu Á ngày một nhiều.

Theo AsiaHedge New Funds, các quỹ đã huy động được 1,09 tỷ USD trong nửa sau của năm 2010 và 70 quỹ mới bắt đầu khởi động trong nửa đầu năm ngoái.

Quy mô trung bình của các quỹ đầu cơ mới tăng lên 119 triệu USD trong năm 2011 so với khoảng 40 triệu USD trong nửa đầu năm ngoái, trong khi các quỹ đa chiến lược lần đầu tiên thu hút được nhiều tiền nhất với 1,9 tỷ USD.

Lượng tài sản mà các quỹ mới tại châu Á huy động thêm tăng lên mức cao nhất kể từ đỉnh 5,7 tỷ USD trong nửa đầu năm 2007.

Trong số các quỹ đầu cơ lớn nhất bắt đầu hoạt động từ năm nay có Quỹ Azentus Capital Management, một quỹ có trụ sở tại Hồng Kông do một cựu chuyên gia tại Goldman Sachs điều hành.

Từ năm 2010 đến nay, nhiều quỹ đã mở văn phòng tại châu Á, trong đó gồm những quỹ khổng lồ như Moore Capital, GLG và Paulson & Co. Dự kiến quy mô của các hedge fund tại châu Á có thể tăng gấp đôi trong 5 năm tới.

Xu hướng này diễn ra một phần là vì gần đây các chính phủ châu Á có nhiều chính sách hỗ trợ các quỹ. Bởi vì, Thượng Hải, Hồng Kông và Singapore cũng đang muốn cạnh tranh với New York và London trong vị trí thị trường tài chính lớn nhất thế giới.

Ngoài các thủ tục đăng ký thông thoáng, các thị trường châu Á này có mức thuế thu nhập ưu đãi cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn, thuế thu nhập cao tại Hồng Kông chỉ là 17%, Singapore là 20% - thấp hơn nhiều sơ với Anh (50%).

Ở khía cạnh tích cực, nếu các hedge fund này thành công có thể giúp thị trường tài chính của châu Á lớn hơn và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, mảng thị trường châu Á thu hút 14% số lượng hedge fund trên toàn thế giới, nhưng chỉ chiếm khoảng 5,3% tổng lượng vốn trong các quỹ này.

Theo Eurekahedge, khoảng 41% các quỹ tại châu Á đang quản lý khoảng 20 triệu USD hoặc ít hơn. Thực tế này phản ánh hoạt động hedge fund vẫn còn khá mới mẻ ở thị trường vốn khu vực đang phát triển này, chiến lược được áp dụng chủ yếu vẫn là mua/bán khống tài sản.

Các hoạt động đầu cơ này khiến các nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro cao khi thị trường biến động. “Nếu quản lý tiền tại châu Á thì nên chuẩn bị tâm lý thị trường đi xuống 50% cứ mỗi 3-4 năm”, John Ho, người sáng lập Quỹ Janchor Partners cho biết.

Quý III/2011, các quỹ đầu cơ trên thế giới có quỹ tăng trưởng kém nhất tính từ đỉnh cao khủng hoảng tài chính năm 2008, gần như mọi chiến lược đầu tư đều khiến nhà đầu tư mất tiền.

Trung bình giá trị tài sản của các quỹ đầu cơ giảm 2,8% trong tháng 9/2011. Mức sụt giảm của cả quý 3/2011 lên tới khoảng 5,5% (số liệu được công bố bởi Hedge Fund Research).

Các quỹ gặp khó khăn bởi thị trường biến động rất mạnh sau mỗi sự thay đổi tâm lý liên quan đến triển vọng tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng nợ châu Âu.

Tính đến thời điểm này, toàn thế giới đã có trên 6.000 hedgefund, quản lý một lượng tài sản trị giá trên 500 tỷ USD. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư mất 5,5% giá trị tài sản trong quý vừa qua. Trong đó, riêng tháng 9, sự sụt giảm đã là 2,8%. Đây là quý tồi tệ nhất của các hedge fund trên toàn cầu kể từ khi khủng hoảng tài chính đạt đỉnh năm 2008, khi Lehman Brothers sụp đổ và thậm chí còn tồi tệ hơn so với năm 1998, khi nước Nga rơi vào tình trạng vỡ nợ. Trước đó, CitiGroup công bố báo cáo cho thấy, giới đầu tư đã rút 3,3 tỷ USD ra khỏi các quỹ chứng khoán thị trường mới nổi trong tuần kết thúc ngày 5/10, mức tháo chạy lớn nhất kể từ ngày 9/8.

Nguồn DNSG

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng