Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Hết thời nhân công giá rẻ, nhiều DN ‘hồi hương’

  Thứ Tư, Ngày 28 Tháng 3, 2012, 9:10
Hết thời nhân công giá rẻ, nhiều DN ‘hồi hương’ Hết thời nhân công giá rẻ, nhiều DN ‘hồi hương’

Giá thuê nhân công tại các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc hay Ấn Độ đang ngày càng tăng lên, khoảng cách về giá nhân công giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển cũng dần thu hẹp lại.

Ước tính đến năm 2015, nhiều mặt hàng sẽ có chi phí sản xuất ở Trung Quốc hay Ấn Độ tương đương với chi phí sản xuất ở Mỹ.

Trung Quốc 'thất sủng'

Các nhà sản xuất khi đặt nhà máy sản xuất tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên tập trung vào việc giữ giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, sự leo thang nhanh chóng về giá nhân công trong thời gian qua có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng quyết định tới chuỗi cung ứng của các công ty này trong vòng 20 năm tới.

Báo cáo mới đây của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF cho thấy, tiền lương trả cho lao động ở Trung Quốc đã tăng nhanh trong năm 2011, bất chấp sự chững lại của nền kinh tế nước này. Khảo sát cho thấy 21/31 tỉnh thành của Trung Quốc đã tăng mức lương tối thiểu lên trung bình 21,7%, một sự nhảy vọt so với 2 năm trước.

Nếu so sánh với thời điểm năm 2000, khi mà khoản tiền nhân công tính theo giờ làm việc của Trung Quốc chỉ bằng 3% so với Mỹ, thì ước tính đến năm 2015, con số này sẽ là 16%. Bức tranh ở Ấn Độ cũng có những nét tương đồng. Mức lương ở Ấn Độ đã tăng trung bình 12,9% trong năm 2011.

Những thực trạng về nhân công ở Ấn Độ hay Trung Quốc cũng là điểm chung của phần lớn các nước đang phát triển khác. Cùng với việc lương nhân công ở đây ngày càng tăng, khoảng cách giữa tiền thuê nhân công ở các quốc gia đang phát triển và phát triển cũng đang dần thu hẹp lại.

Công nhân trong một nhà máy sản xuất ô tại Trung Quốc. Ảnh: Forbes

Ước tính, mức tiền công trung bình phải trả cho công nhân ở đây sẽ tăng từ 2% so với mức tiền công phải trả ở Mỹ trong năm 2000 lên khoảng 9% vào năm 2015.

Việc tìm kiếm những quốc gia có lợi thế về nhân công giá rẻ cũng đang ngày càng khó khăn. Coach - hãng chuyên bán túi xách loại sang vừa công bố vào tháng 1 rằng công ty sẽ giảm sự lệ thuộc vào việc sản xuất tại Trung Quốc và chuyển sang các thị trường khác như Việt Nam hay Ấn Độ.

Mặc dù khoảng cách về mức lương giữa Mỹ và Trung Quốc hay Ấn Độ vẫn còn khá lớn cho đến thời điểm này, nhưng tỷ lệ thì đang được rút ngắn một cách nhanh chóng. Một phân tích gần đây của tổ chức tư vấn Boston cho thấy có một sự suy giảm mạnh mẽ trong lợi thế nhân công giá rẻ ở Trung Quốc khi đem so sánh với thị trường Bắc Mỹ.

Trung bình mỗi năm, các nhà máy Trung Quốc phải trả tiền lương và các chi phí khác cho nhân công tăng 15-20%, và điều này sẽ làm giảm lợi thế nhân công giá rẻ ở quốc gia này, từ 55% xuống còn 39% so với Mỹ vào năm 2015. Lợi thế về chi phí khi các công ty Mỹ đặt nhà máy tại Trung Quốc cũng sẽ giảm xuống 1 con số.

Hàng loạt DN hồi hương

Cùng với sự thu hẹp dần của chi phí nhân công toàn cầu, quá trình sản xuất của các công ty cũng đang dần chuyển đổi. Những công ty hiện nay đang tập trung vào việc chuyển đổi cấu trúc nội tại và định vị sản xuất.

Để đối phó với chi phí trả cho nhân công ngày một cao hơn, nhiều công ty đã tiến hành việc chuyển đổi. Foxconn, hiện đang tiến hành lắp đặt những thiết bị tự động hóa cao hơn trong các công xưởng ở châu Á để giảm giá thành lao động. Theo Alvin Kwock của JPMorgan, sự nâng cấp này cũng chỉ ra một thực trang rằng chi phí trả cho nhân công hiện sẽ không còn thấp hơn chi phí vốn.

Một số công ty hiện vẫn đang tìm kiếm những nước có chi phí lao động thấp (chẳng hạn như châu Phi). Điều này đồng nghĩa với việc chi phí thấp đang là một mục tiêu di động, và nó không còn tập trung tại một vài địa điểm cụ thể như 2 thập kỷ qua. Vì thế, nhiều công ty thay vì tìm nơi sản xuất giá rẻ hơn, đã bắt đầu tập trung vào việc định vị sản xuất.

Foxconn, hiện đang tiến hành lắp đặt những thiết bị tự động hóa cao hơn trong các công xưởng ở châu Á để giảm giá thành lao động.

Điều này không chỉ bởi sự thu hẹp khảng cách về chi phí nhân công, mà còn bởi tất cả các loại chi phí sản xuất khác, từ năng lượng, vận chuyển cho đến lưu kho, đều đang tăng lên. Việc định vị sản xuất giúp các công ty chống lại những biến động về tiền tệ bằng cách tính chi phí dựa vào nơi mà sản phẩm sẽ được bán.

Đối với một số công ty, việc định vị sản xuất gắn liền với những thị trường mà nhu cầu đang tăng cao như thị trường của các quốc gia đang phát triển. Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ đang đòi hỏi sự gia tăng cả nguồn cung và cầu.

Về nhu cầu hàng hóa, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đang thúc đẩy sự hình thành của một thị trường mới cung cấp nhiều loại hàng hóa, bao gồm cả những hàng hóa cao cấp.

Còn về nguồn cung, sự suy giảm của nguồn lao động nhân công giá rẻ đồng nghĩa với việc các công ty sẽ phải đứng trước thách thức để tìm cách nâng cao giá trị mặt hàng của mình, thay vì chỉ dựa vào giá thành như trước.

Ở mặt bên kia của vấn đề, đối với nhiều công ty khác, bao gồm cả các công ty ở Mỹ và châu Âu, sự định vị lại đồng nghĩa với việc đưa sản phẩm trở về với quê hương mình. Mất đi lợi thế nhân công, nhiều doanh nghiệp đã chọn con đường hồi hương.

Tháng 10/2009, Công ty NCR đã ngừng việc sản xuất máy ATM tại Trung Quốc và mở một nhà máy mới ở Columbus, Georgia. Công ty Farouk Systems cũng đã đưa nhà máy chuyên sản xuất máy tạo mẫu tóc của mình từ Trung Quốc về Houston. Chỉ riêng sự trở về của hai công ty này đã tạo thêm 2000 việc làm cho Mỹ.

Sự trở lại của các doanh nghiệp Mỹ được hy vọng sẽ tạo thêm hàng trăm nghìn việc làm mới tại quốc gia này, nơi mà tỉ lệ sản xuất giảm xuống từng năm trong vòng hai thập kỷ qua. Trước tỉ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ và châu Âu, việc hồi hương của các công ty này là rất quan trọng và đang được chào đón nồng nhiệt.

Nguồn Vef

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng