Trang tin điện tử phát triển thương hiệu

Doanh nhân Âu Ngọc Vững: Khẳng định bản lĩnh nữ doanh nhân

  Chủ Nhật, Ngày 23 Tháng 8, 2015, 20:50
Doanh nhân Âu Ngọc Vững: Khẳng định bản lĩnh nữ doanh nhân

Khởi nghiệp từ năm 1996 chỉ với một đại lý thu mua tôm nguyên liệu rất nhỏ tại Cà Mau, mặc dù vậy, bằng sự cần cù, sáng tạo và nhạy bén trong kinh doanh, nữ doanh nhân Âu Ngọc Vững, Tổng giám đốc Công ty CP Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Âu Vững đã thành công trong việc xây dựng một doanh nghiệp vốn khởi đầu bằng con số không trở thành một trong những thương hiệu có uy tín hàng đầu trên thị trường xuất khẩu thủy sản.

Chinh phục thị trường

Nhìn vào cơ ngơi hoành tráng của Công ty Âu Vững hiện nay ít ai biết rằng đây là một doanh nghiệp từng có xuất phát điểm rất thấp. Theo  bà Âu Ngọc Vững, Tổng giám đốc Công ty Âu Vững thì bà bắt đầu bước vào ngành kinh doanh thuỷ sản từ năm 1996 bằng một đại lý thu mua tôm nguyên liệu rất nhỏ tại Cà Mau. “Nói đại lý khiến nhiều người lầm tưởng nó quy mô nhưng thực chất cơ sở vật chất lúc đó chẳng có gì đáng giá”, bà Âu Ngọc Vững chia sẻ. 


Công việc làm đại lý thu mua tôm dù có lợi nhuận song tỷ lệ rất thấp. Vốn là người năng nổ , chịu khó và ham học hỏi nên nên bà đã không ngần ngại tìm kiếm phương pháp sản xuất - kinh doanh mới. Thay vì thu gom nguyên liệu và bán lại cho các nhà sản xuất, bà chuyển hướng kinh doanh bằng cách ký hợp đồng gia công với các nhà máy với mong muốn có được lợi nhuận tốt hơn.

Tuy nhiên, vì phải đi thuê gia công nên chị cho biết nhiều lúc công việc kinh doanh rất khó khăn do không chủ động được về sản lượng thành phẩm, thời gian giao hàng, đặc biệt là việc kiểm soát chất lượng. Vì thế, sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm và một ít vốn, để chủ động trong sản xuất, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, năm 2006  chị đã quyết định  thành lập công ty và Công ty CP Chế biến thuỷ sản Âu Vững I được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 17/2/2006,  vốn đầu tư ban đầu là 2 triệu USD.

Ngay từ khi mới thành lập, Công ty Âu Vững đã đặt ra 6 mục tiêu chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: Chất lượng cho cuộc sống người lao động; Chất lượng nguyên liệu thu mua; Quy trình nhà máy; Chất lượng sản phẩm; Chất lượng dịch vụ và chất lượng cho người tiêu dùng; Ngoài ra, toàn bộ quá trình thu mua, chế biến và xuất khẩu của Au Vung Seafood đều tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, như: ISO 2000: 2005, HACCP, BRC, HALAL…

Với diện tích 1.300m2, Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Âu Vững hiện đang giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 công nhân tại địa phương. Sản phẩm chính mà doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường gồm: Tôm sú, Tôm thẻ sản xuất -xuất khẩu theo quy trình “Nguyên con, vỏ, vỏ lột thịt, PD, PDTO…xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và các thị trường vốn được đánh giá là khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Úc, New Zealand, Canada…và gần đây là thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 130 triệu USD.

Đối với một doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nguyên liệu luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách liên tục mà còn quyết định rất nhiều đến chất lượng thành phẩm. Việc đặt nhà máy ngay tại vùng nguyên liệu, nơi vốn là cái nôi, cửa ngõ của Tôm nguyên liệu (Nhà máy Âu Vững 1 đóng trên địa bàn huyện Giá Rai, giáp ranh giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) là một lợi thế lớn cho doanh nghiệp. “Với diện tích nuôi tôm trong vùng khoảng 130 ngàn hecta, việc đặt nhà máy tại đây giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu cũng như việc kiểm soát chất lượng sản phẩm”, bà Âu Ngọc Vững chia sẻ.

Không ngừng nâng cao vị thế

Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước và thế giới những năm qua có nhiều khó khăn, cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu và xuất khẩu ngày một tăng đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành chế biến thuỷ sản cũng không ngoại lệ. Theo bà Âu Ngọc Vững, do thời tiết bất thường nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi tôm của người dân, sản lượng thu hoạch giảm sút khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đang đối đầu khốc liệt về giá cả với các nước xuất khẩu tôm khác như: Ấn Độ, Bangladesh, Ecuardo… khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều thách thức.

Bối cảnh trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nhạy bén trong điều hành sản xuất kinh doanh. Vốn là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tôm, để giải quyết bài toán nguyên liệu, bà Âu Ngọc Vững đã lên kế hoạch, điều chỉnh phương châm thu mua, theo đó chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu không chỉ ổn định về sản lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… Về mặt giá cả xuất khẩu, bà cũng kiểm tra, nghiên cứu, tính toán rất kỹ để đưa ra giá phù hợp và cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu khác. Bên cạnh đó Công ty luôn đào tạo và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia đầy đủ các khoá tập huấn chuyên ngành nhằm nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm trong sản xuất.

Đặc biệt, để mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty đã quyết định đầu tư thêm “Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Âu Vững II. Nhà máy đã được khởi công xây dựng vào tháng 4/2015với tổng diện tích 60.000 m. Trong đó: Khu văn phòng làm việc là 1.500 m; Hệ thống trang thiết bị, kho tàng bao gồm 07 băng chuyền, 06 tủ đông, 01 kho lạnh 1.500 tấn; Công suất cho toàn bộ dự án là 15.000 tấn thành phẩm/năm, thu hút thêm 700 lao động; Tổng vốn đầu tư (ước tính) xây dựng giai đoạn 1 là 12 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động trong quý 3 năm 2015. Với dây chuyền đầu tư hiện đại, nhà máy Âu Vững II sẽ cung cấp thêm cho thị trường các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như Nobashi, Sushi, Tẩm bột, Tẩm gia vị, Tôm xuyên que, tôm hấp, Tempura, Ebi-Fry…xuất khẩu sang các thị trường mới như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…

Giai đoạn 2 của dự án, Công ty Âu Vững sẽ đầu tư xây dựng thêm khu phức hợp với tổng diện tích 18.300 m, trong đó: khu biệt thự, 01 hồ bơi, 02 sân tennis, 03 sân bóng đá, 04 sân cầu lông, 02 sân bóng chuyền. Đây cũng là nơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho cán bộ - công nhân viên, đón tiếp các đối tác trong và ngoài nước đến hợp tác với Công ty.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Công ty Âu Vững đạt 56 triệu USD, năm 2013 đạt 104 triệu USD, và nhảy vọt lên 130 triệu USD vào năm 2014. Với đà này phát triển đó và sự nhạy bén trong điều hành, dự kiến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sẽ đạt trên 170 triệu USD. Đặc biệt, theo tính toán của bà Âu Ngọc Vững, sau khi nhà máy Âu Vững II đi vào hoạt động, kim ngoạch xuất khẩu sẽ đạt trên 200 triệu USD.

Ghi nhận những đóng góp của doanh nghiệp đối công cuộc phát triển kinh tế - xã hội,  Công ty Âu Vững và cá nhân bà Âu Ngọc Vững đã được Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương tặng nhiều bằng khen, danh hiệu cao quý, tiêu biểu như: “Bảng Vàng Doanh nghiệp của năm”, “Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất”, “500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam”, Bằng khen của Chủ tịch nước trao tặng vì sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, Cúp Bông Hồng Vàng…

Từ nền tảng đã đạt được qua gần 20 năm xây dựng, phát triển và tâm huyết của ban lãnh đạo, chắc chắn thương hiệu Âu Vững sẽ tiếp tục được khẳng định và mục tiêu trở thành một trong mười thương hiệu xuất khẩu thủy sản hàng đầu tại Việt Nam là trong tầm tay.

Quốc Hưng

Từ khóa:

Bài viết liên quan

au vung ben phai.tren cung
nha mat

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ - VÀNG

  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
  • Mã chứng khoán TC Khớp lệnh +/-
    Giá KL
Yến sào Khánh HòaSAMAI BÊN PHẢIQuảng cáo bên trái dưới 2 (RMIT)CANG DONG NAI
vcci duoi cung ben trai
SAOMAIGROUP DƯỚI PHẢI

Đối tác

  • nha yen nha trang
  • coimex
  • Tà Cú
  • cang dong nai - doi tac
  • xskt sóc trăng